New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Phùng Xuân Tráng

Tên đề tài luận án: Quản lý chuỗi cung ứng của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phùng Xuân Tráng           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 13/09/1981                                                       4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3287/QĐ-ĐHKT ngày 07/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 997/QĐ-ĐHKT ngày 22/4/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về việc bổ sung cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ;

Quyết định số 3910/QĐ-ĐHKT ngày 08/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;

7. Tên đề tài luận án: Quản lý chuỗi cung ứng của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế                                      9. Mã số: 9340410.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:    1/ PGS.TS Phạm Xuân Hoan

                                                              2/ PGS.TS Trần Trung Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Mục tiêu nghiên cứu 

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về SCM của các doanh nghiệp sản xuất, luận án bổ sung khung lý thuyết về SCM của các doanh nghiệp dệt may và đánh giá thực trạng của SCM của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị các chính sách hoàn thiện SCM cho các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. 

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác SCM của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 

- Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

a, Phương pháp nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này,tác  giả  đã  tiến hànhtổng quan từ cáctài  liệu trong  và  ngoài vnước  nhằm  kế  thừa  các  thang  đo, đồng  thời  kết  hợp  với  việc  sử  dụng  phương  pháp chuyên  gia   để xây  dựng các  thang  đo  nháp  cho  các  biến  độc  lập  và  biến  phụ  thuộc của mô hình, sau đó kết hợp với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 65 cán bộ quản lý từ cấp trung trở lên để điều chỉnh thang đo nháp sao cho  phù hợp với bối cảnh thực tế của quản lý chuỗi cung ứng và phục vụ cho việc thiết kế Phiếu điều tra (Bảng hỏi) sử dụng cho nghiên cứu định lượng. 

b, Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích số liệu bao gồm: phân tích thống kê mô tả, so sánh và Phương pháp sử dụng mô hình cấu trúc PLS - SEM để phân tích tác động của SCM để hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên 9 giải thuyết được xây dựng, luận án đã phát triển một thang đo dựa trên 8 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Luận án đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 568 doanh nghiệp được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu nhiều bậc.

- Các kết quả chính, đóng góp mới của luận án

a) Về lý luận

 Luận án đã xây dựng khung lý thuyết quản lý chuỗi cung ứng trên góc độ nghiên cứu của quản lý kinh tế làm cơ sở vững chắc để thực trạng của quản lý chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp. Đồng thời, luận án bổ sung và làm sáng tỏ các nhân tố tác động đến SCM. Luận án cũng xây dựng được mô hình đánh giá tác động của SCM đến đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

b) Về thực tiễn

Dựa trên khung lý thuyết và mô hình phân tích được xây dựng, luận án đã phân tích thực trạng của SCM của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo các 03 nội dung chính: 1/ Thực trạng quản lý các tác nhân của chuỗi cung ứng; 2/ Thực trạng quản lý các hoạt động trong chuỗi ứng; 3/ Thực trạng quản lý lợi ích trong chuỗi.

Từ đó luận án đã chỉ ra nhân tố tác động đến quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp bao gồm: Nhận thức của doanh nghiệp về quản lý chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, lao động trong các doanh nghiệp dệt may.  Thêm vào đó, luận án cũng tiến hành phân tích được tác động của quản lý chuỗi cung ứng, hoạt động đổi mới sáng tạo tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

- Kết luận

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đã luận giải một số vấn đề thuộc về phạm trù khung lý thuyết cũng như kết luận về các tác động của quản lý chuỗi cung ứng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận về các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của luận án như: 1/ Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố trong chuỗi cung ứng; 2/ Nghiên cứu về vai trò và tác động của SCM đến đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra rằng SCM chính là tập trung quản lý các mối quan hệ thành phẩn của chuỗi cung ứng. Đây là một hoạt động không thể thiếu của chuỗi cung ứng, bất kỳ trong tổ chức nào. Muốn doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững cũng như thể hiện lên sự chặt chẽ trong các liên kết thì chuỗi cung ứng cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, linh hoạt. Đặc biệt nhấn mạnh vào điều kiện tối thiểu là các thành phần trong chuỗi cung.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý chuỗi cung ứng chỉ ra rằng, chuỗi cung ứng của ngành Dệt may Việt Nam có nhiều mắt xích bị đứt gẫy hoặc quá yếu. Hoạt động cắt may được gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói. Các chiến dịch truyền thông chưa phát triển, thiếu liên kết với người tiêu dùng, hệ thống phân phối của Việt Nam chưa đủ mạnh và các doanh nghiệp loay hoay với nhiều khó khăn. 

Thứ tư, thông qua phân tích về tác động của SCM tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu ủng hộ tác động tích cực của SCM tới đổi mới và từ đó sự đổi mới tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra các biến trung gian chỉ có vai trò giải thích cơ chế tác động từ SCM tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam chứ không có vai trò trung gian

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Đầu tiên, nghiên cứu trong tương lai có thể hướng tới khảo sát đa ngành, đa lĩnh vực nhằm bao quát nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, rút kinh nghiệm từ nghiên cứu hiện tại, nhằm đem lại kết quả nghiên cứu mang tính đại diện cao, các nghiên cứu sắp tới có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu khắp cả nước.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu so sánh sự tác động của SCM tại các quốc gia khác nhau cũng được khuyến khích. Từ đó, giải thích các nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này. Trước bối cảnh nền kinh tế biến động không ngừng, việc phát triển các nghiên cứu thường xuyên và liên tục là cần thiết và mang ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu hi vọng các đề xuất trên có thể góp phần phát triển các nghiên cứu trong tương lai.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

- Trung Thanh Le, Tuan Anh Nguyen, Thi Thu Hien Phan, Manh Dung Tran, Xuan Trang Phung, Trung Tuan Tran & Khanh Ngoc Giao (2019). Impact of corporate social responsibility on supply chain management and financial performance in Vietnamese garment and textile firms. Uncertain Supply Chain Management, 7, 679–690.

- Thi Van Anh Bui, Thi Thuy Hang Pham, Xuan Trang Phung, Cong Thanh Le & Ngoc Toan Nguyen (2021). Transformational leadership and employees' perception of supply chain integration and organizational performance: The case of textile industry in Vietnam Uncertain Supply Chain Management 9, 159-168.

- Xuan Trang Phung (2022). Improving the Efficiency of Supply Chain Management of Vietnam Textile and Garment Enterprise, International Journal of Management Sciences and Business Research, 11(3), 8-14.

- Xuan Trang Phung (2022). Impact of Industrial Revolution 4.0 on Textile Supply Chain Management in Vietnam, International Journal of Management Sciences and Business Research, 11(3), 27-35.

- Phùng Xuân Tráng (2022). Hoàn thiện công tác quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần may Sông Hồng, Tạp chí kinh tế Châu Á-  Thái Bình Dương số 615- Tháng 7 năm 2022.

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code YHBROQ
Content