Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Tọa đàm công bố kết quả nghiên cứu “Nền tảng lý luận và đặc điểm thực tiễn của nền Kinh tế thị trường Xã hội Đức: Những hàm ý cho Việt Nam”

Vào sáng ngày 21/11/2019 tại khách sạn Sheraton Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Tọa đàm công bố kết quả nghiên cứu “Nền tảng lý luận và đặc điểm thực tiễn của nền Kinh tế thị trường Xã hội Đức: Những hàm ý cho Việt Nam”. Nghiên cứu được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).

>>> Tải tài liệu hội thảo tại đây

Buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); TS. Lê Đăng Doanh - Chuyên gia Kinh tế cao cấp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Hoàng Xuân Trung - Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS.TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng VEPR; ThS. Nguyễn Thị Hoa - VEPR và đại diện các cơ quan báo chí.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách phát biểu khai mạc sự kiện

Mở đầu tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã tổng kết lại quá trình thực hiện nghiên cứu trong thời gian qua. Ông đã khái quát ngắn gọn những lý thuyết xung quanh mô hình Kinh tế thị trường xã hội, hiệu quả của việc ứng dụng mô hình này ở Đức cũng như các quốc gia phát triển.

Ông Peter Girke, Đại diện Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam cũng đã có bài phát biểu chào đón các khách mời tham dự tọa đàm. Ông Girke đánh giá cao những nỗ lực mà đội ngũ VEPR đã dành để thực hiện nghiên cứu và bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến chủ đề của nghiên cứu.

ThS. Nguyễn Thị Hoa trình bày nội dung nghiên cứu

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành trình bày nội dung nghiên cứu

Tiếp theo chương trình, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành và ThS. Nguyễn Thị Hoa - Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trình bày nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu đã nêu ra bối cảnh lịch sử ra đời của nền Kinh tế thị trường xã hội Đức, định nghĩa rõ khái niệm, các nguyên lý, khung chính sách đồng thời đánh giá giá trị của nó. Đồng thời cũng nêu bật được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam xoay quanh Nhà nước - Thị trường - Xã hội dân sự; chính sách tiền tệ, tài khóa; quyền tài sản; chính sách cạnh tranh; giáo dục; lao động; truyền thông và bảo vệ môi trường,

Phiên thảo luận của tọa đàm

Trong phiên thảo luận và trao đổi, nghiên cứu nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp và thảo luận của các chuyên gia.

TS. Lê Đăng Doanh trong phiên thảo luận của tọa đàm

TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia Kinh tế cao cấp, Nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nêu ra các vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường xã hội hiện nay như ngành công nghiệp ô tô đang bị thách thức bởi xe điện, vấn đề thất nghiệp do công nghệ. Ông cũng đánh giá cao sức ảnh hưởng của nó ở Việt Nam, bao gồm việc tự do kinh doanh theo pháp luật, cạnh tranh độc quyền lớn ở Việt Nam...

PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp trong phiên thảo luận của tọa đàm

Tiếp theo, PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp, Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cũng đã nêu ra những góp ý của mình cho nghiên cứu. Nghiên cứu cần chỉ rõ hơn thách thức thực tiễn trong bối cảnh mới, đưa ra những khuyến nghị cụ thể hơn.

TS. Hoàng Xuân Trung trong phiên thảo luận

TS. Hoàng Xuân Trung, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam lại đưa ra những ý kiến cho rằng Việt Nam đang thực hiện rất tốt những chính sách y tế, giáo dục hơn những quốc gia khác. Phát triển vùng sâu vùng xa, xóa đói giảm nghèo cũng đang được thực hiện ngày một hiệu quả.

GS. Trần Quốc Toản trong phiên thảo luận của tọa đàm

GS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP cũng bày tỏ sự quan tâm đến đề tài nghiên cứu của VEPR, ông nhấn mạnh sự kết nối về giá trị, lợi ích giữa các thành phần cấu thành sự phát triển, những giá trị truyền thống và hiện đại, kinh tế phát triển thấp đến hội nhập và đánh giá tính phù hợp của mô hình này ở Việt Nam. Ông cho rằng, cần đặt con người ở vị trí trọng tâm và chú trọng vào giáo dục.

TS. Nguyễn Văn Thạo trong phiên thảo luận của tọa đàm

TS. Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận TW đánh giá cao nghiên cứu của VEPR, cách tiếp cận vấn đề hay và đưa ra kết quả nghiên cứu tốt. Ông rất quan tâm đến nghiên cứu này và hy vọng kết quả của nghiên cứu sẽ được ứng dụng trong lương lai.


VEPR

FullName Email
Address Security code QFWFND
Content