Học thuyết đúc kết từ lịch sử Charter City của Paul Romer và Ứng dụng Chính sách
Update at 14:33, Sunday, 21/02/2010 (GMT+7)
Vào đầu thập kỷ 1990, Paul Romer đã đưa ra học thuyết mới về phát triển (New Growth Theory), nhấn mạnh vai trò của thể chế nhằm tạo nên tăng trưởng bền vững, dựa trên tiến bộ công nghệ và tổ chức. Cũng vào thời kỳ đó, Doulas North, nhà sử học đoạt Nobel kinh tế, đã phát biểu rằng: Chính cơ chế kích thích lợi ích, gắn trong lòng cấu trúc về thể chế và tổ chức, là chìa khóa để lý giải cho cả sự phân cực giữa các quốc gia giầu và nghèo, cũng như sự phát triển tăng vọt ở các nền kinh tế mới ở Châu Á và Trung Quốc. Gần 10 năm sau, vào đầu tháng 09/09, Paul Romer lại làm rung chuyển giới làm chính sách về phương thức làm thay đổi thể chế, tổ chức ở các nước nghèo, nhằm tạo đà kích thích sáng tạo, đổi mới công nghệ, và phát triển. Ông gọi đó là mô hình Charter City, lấy từ mẫu hình Hongkong, trong chiến lược cải cách của Đặng Tiểu Bình. Bài viết này giới thiệu luận thuyết mới của Romer. Và đưa ra một số kiến nghị chính sách về tái cấu trúc thể chế cho phát triển bền vững của Việt Nam.
>> Xem chi tiết nội dung bài báo
tại đây.
TS. Lê Hồng Nhật (VEPR - UEB)