Quản trị công nghệ tinh gọn tại doanh nghiệp Việt trong nền kinh tế số

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng và ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, các doanh nghiệp dần bộc lộ những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp, tài chính, quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ.



Để làm rõ vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh - Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cho rằng Việt Nam cần có những chiến lược đột phá, mạnh mẽ để thay đổi cuộc chơi. Thay vì làm gia công cho các “ông lớn” nước ngoài thì Việt Nam cần làm chủ cuộc chơi bằng cách chủ động nâng cao vai trò của công nghệ để chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất, sản phẩm… Để làm được điều đó thì Việt Nam cần có những thay đổi sau:Thứ nhất, cần thay đổi tư duy gia công sang sản xuất và xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu “Made in Vietnam”, “Made by Vietnam” để sử dụng trong sản xuất. Chẳng hạn trong công cuộc phòng chống Covid-19 hiện nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất sản phẩm thiết bị y tế, công nghệ, phần mềm trong quá trình phòng chống dịch theo tiêu chí 5K. Đây chính là sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam cần chủ động trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ. Thay vì đào tạo lý thuyết, bằng cấp thì đào tạo gắn với doanh nghiệp, gắn với sản xuất. Thay vì nguồn nhân lực có bằng cấp thì cần nguồn nhân lực sản xuất ra sản phẩm đặt trên kệ hàng của siêu thị. Thay vì đào tạo bằng thi cử thì hãy đào tạo bằng triết lý. Mục tiêu hướng đến là con người gắn liền cống hiến của mình với doanh nghiệp, với đất nước,…

Tọa đàm: Quản trị doanh nghiệp: tăng chất lượng và phát triển bền vững - những bài học vượt khó qua đại dịch

Phỏng vấn: PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNNgày 6/5/2020, trên kênh VOV1 Đài tiếng nói Việt Nam. Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Ban Thời sự Đài tiếng nói Việt Nam.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN