TS. Tô Thế Nguyên hiện là giảng viên tại Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường Đại học Strasbourg (Pháp), anh đã gắn bó với công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp trong suốt hơn 20 năm công tác, học tập và nghiên cứu.
TS. Tô Thế Nguyên hiện là giảng viên tại Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường Đại học Strasbourg (Pháp), anh đã gắn bó với công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp trong suốt hơn 20 năm công tác, học tập và nghiên cứu.
Không chỉ là giảng viên tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm trên bục giảng, TS. Tô Thế Nguyên là tấm gương về sự say mê nghiên cứu, khả năng tìm tòi, phát hiện các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam và kịp thời chuyển tải những hiểu biết của mình và đồng nghiệp vào các công bố quốc tế có chất lượng. Từ những đóng góp đầy trách nhiệm đó đã giúp cho cộng đồng nghiên cứu, những nhà khoa học trong và ngoài nước hiểu về Việt Nam qua góc nhìn từ chính đặc điểm lịch sử, văn hoá và thế mạnh của quốc gia - ngành kinh tế nông nghiệp. Hướng nghiên cứu chính của TS. Tô Thế Nguyên gắn với kinh tế học hành vi, tìm hiểu về ứng xử của cá nhân với biến đổi khí hậu; hành vi của cá nhân với chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tính toán hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp bằng các công cụ phân tích định lượng…
Trong quá trình nghiên cứu và học tập bậc tiến sĩ tại Đại học Strasbourg (Pháp), TS. Tô Thế Nguyên đã tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức mới và những kinh nghiệm từ thầy hướng dẫn và bạn bè tại Pháp. Trở về Việt Nam, anh và các cộng sự của mình đã nhanh chóng phát huy "vốn liếng kiến thức" đó để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi và giải quyết các vấn đề của kinh tế nông nghiệp, vấn đề tìm sinh kế cho bà con nông dân các vùng miền của Việt Nam. Nhờ sự say mê và khả năng nghiên cứu chuyên sâu, TS. Tô Thế Nguyên đã "hiện thực hoá" những kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm dưới hình thức bài báo khoa học công bố trên các diễn đàn học thuật trong và ngoài nước, sách chuyên khảo, đề tài các cấp và đặc biệt là các công bố quốc tế được xuất bản bởi các nhà xuất bản có uy tín hàng đầu thế giới (thuộc danh mục ISI/SCOPUS xếp hạng Q1, Q2).
Về đề tài NCKH, TS. Tô Thế Nguyên đã chủ trì, tham gia chính và bảo vệ thành công nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Tỉnh, đề tài Nafosted và đều được xếp loại tốt: Đề tài "Giải pháp giảm nghèo cấp bách cho các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam" (cấp Nhà nước); Đề tài "Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2016-2020" (cấp tỉnh); Đề tài "Tái cấu trúc ngành chè Việt Nam và xu hướng sản xuất chè hữu cơ" (cấp tỉnh); Đề tài "Nghiên cứu, đề xuất các hình thức hợp tác, liên kết và các mô hình quản lý/giám sát, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm rau quả (ớt, bí đỏ, ngô ngọt) và yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" (cấp tỉnh)...
Anh cùng đồng nghiệp cũng đã có nhiều ấn phẩm được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Khi được hỏi về hợp tác với đồng nghiệp trong nghiên cứu khoa học, TS. Tô Thế Nguyên cho biết: Sự không ngừng hợp tác trong nghiên cứu là điều rất quan trọng, vì qua đó bạn có thể thảo luận và đưa ra thêm ý tưởng, thảo luận để hiểu thêm kiến thức mới từ các đồng nghiệp”.
Mặc dù có nhiều thành tích được khen thưởng trong giảng dạy và nghiên cứu, quy tụ được nhiều giảng viên trẻ cùng tham gia nghiên cứu khoa học, nhưng ngoài đời TS. Tô Thế Nguyên là người có phong cách giản dị, vui vẻ và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp và học trò. Có lẽ đây mới là ưu điểm lớn nhất mà mọi người nhận xét về anh. Rất nhiều học trò của anh đang giữ những chức vụ quan trọng tại các địa phương và doanh nghiệp nhưng luôn nhớ về người thầy của mình với tình cảm trân trọng và yêu mến.
Những công trình tiêu biểu của TS. Tô Thế Nguyên và các cộng sự trong thời gian qua như: - Tác động của kết nối chính trị đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân ở Việt Nam (Impact of political connection on farming households’ performance of tea production in Vietnam);
- Hiệu quả kỹ thuật và chính sách nông nghiệp: Bằng chứng từ sản xuất chè ở Việt Nam (Technical efficiency and agricultural policy: Evidence from the tea production in Vietnam);
- Mô hình hóa các quyết định của nông dân về giống chè ở Việt Nam: Phân tích logit đa thức (Modeling farmers’ decisions on tea varieties in Vietnam: a multinomial logit analysis);
- Hiệu quả kỹ thuật và việc áp dụng nhiều công nghệ nông nghiệp ở các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam (Technical efficiency and the adoption of multiple agricultural technologies in the mountainous areas of Northern Vietnam);
- Về tác động đối xứng của tỷ giá hối đoái thực đối với dòng chảy thương mại: Bằng chứng mới từ cán cân thương mại Việt - Mỹ ở cấp độ ngành (On the symmetric effects of real exchange rate on trade flows: New evidence from US-Vietnam trade balance at the industry level);
- Các yếu tố quyết định sự lựa chọn của nông dân đối với các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ các khu vực miền núi, Việt Nam (Determinants of farmer’s selection on adaptive measures to climate change: Evidence from mountainous areas, Vietnam)…
|