Trang cựu sinh viên
 
Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”

Sáng 28/4/2010, Hội đồng Khoa học nghiệm thu cấp cơ sở đã nhất trí cao và đồng ý cho bảo vệ cấp Nhà nước, đề tài: “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”; Mã số KX.03.06/06-10 (thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước KX.03/06-10 do PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ - Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN làm chủ nhiệm đề tài.


Đây là một trong ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đang đảm nhiệm.

Hội đồng nghiệm thu gồm 7 thành viên do GS.TS. Dương Phú Hiệp - Chủ tịch Hội đồng; Các thành viên Hội đồng: GS. TS. Đinh Văn Đức; GS.TS. Nguyễn Hòa; PGS. TS. Lâm Bá Nam; PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng; PGS.TS. Hoàng Văn Hải và TS. Phạm Duy Hải.

Các thành viên Hội đồng đánh giá cao về cách tiếp cận tư liệu có tính hệ thống và gắn liền lý luận với thực tiễn, tính phong phú, hợp pháp và chính xác của số liệu; Nhóm tác giả đã đưa được cách đánh giá độc lập và xây dựng các tiêu chí/thang thước đánh giá nhân cách doanh nhân (NCDN) và văn hóa kinh doanh (VHKD) Việt Nam cùng với 8 kiến nghị có ý nghĩa thiết thực... Đây sẽ là một tài liệu phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, cho đường lối chủ trương của Đảng ta hiện nay trong phát triển NCDN-VHKD có sự kế thừa các giá trị tinh hoa của nhân cách và văn hóa Việt Nam.

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm lý luận của các công trình nghiên cứu đã có, đề tài đã đạt được một số kết quả cơ bản sau:

1.  Xây dựng được các mô hình cấu trúc phân tầng với bảng thang các giá trị khá cụ thể, chi tiết của NCDN và VHKD Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Các cấu trúc này đã được kiểm định qua thực tiễn (qua phân tích các phiếu hỏi) về sự hợp lý của nó. Đây là kết quả về lý luận nổi bật của đề tài và cũng là khung khổ đánh giá NCDN và VHKD Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

2. Lập bảng so sánh, đối chứng có hệ thống về sự tương đồng và khác biệt giữa NCDN và VHKD một số nước tiêu biểu cho nền văn hóa phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc) và nền văn hóa phương Tây (Mỹ, Do Thái) để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3. Đánh giá thực trạng NCDN và VHKD Việt Nam hiện nay đang ở đâu trong các thang bảng giá trị NCDN và VHKD đã được xác lập (qua phân tích kết quả cuộc khảo sát - chọn mẫu, với 1.000 phiếu) để lấy ý kiến đánh giá của các doanh nhân, cán bộ quản lý và người dân trên qui mô toàn quốc về NCDN và VHKD). Qua đó, đề tài đã rút ra những điểm mạnh và tồn tại của NCDN và VHKD Việt Nam để có thể đưa ra những quan điểm và giải pháp hợp lý.

4. Cũng qua kết quả cuộc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các doanh nhân, cán bộ quản lý và người dân trên qui mô toàn quốc về NCDN và VHKD; Đề tài đã dự báo xu hướng biến đổi của NCDN và VHKD trong thời gian tới.

5. Trên cơ sở các căn cứ, phân tích ở trên, đề tài đã xây dựng hệ thống 5 quan điểm và 8 giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của doanh nhân, VHKD trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm:

Thứ nhất, NCDN và VHKD có giá trị “như tài sản đặc biệt” và đóng vai trò “như nền tảng” cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta.

Thứ hai, NCDN và VHKD chỉ có thể phát triển trong môi trường thể chế kinh tế hoàn thiện bởi sự phát triển của NCDN và VHKD phụ thuộc chặt chẽ vào thể chế kinh tế thị trường.

Thứ ba, phát triển NCDN và VHKD không chỉ là nhiệm vụ của doanh nhân, mà còn là trách nhiệm quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội

Thứ tư, tăng cường vai trò “có tính tấm gương” của các doanh nhân lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng doanh nhân đối với xây dựng NCDN và VHKD Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ năm,phát triển NCDN và VHKD cần gắn liền và kế thừa các giá trị tinh hoa của nhân cách và văn hóa Việt Nam.

Trên cơ sở đó, đề tài cũng đề xuất 8 giải pháp chủ yếu gồm:

(i) Rà soát loại bỏ những yếu tố làm “méo mó” NCDN và VHKD;

(ii) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo các nguyên tắc cơ bản;

(iii) Hoàn thiện để ban hành bảng thang các giá trị NVDN và VHKD Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế;

(iv) Đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện về NCDN và VHKD theo các bảng thang giá trị;

(v) Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và sự giám sát của xã hội đối với NCDN và VHKD;

(vi) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về NCDN và VHKD Việt Nam;

(vii) Tăng cường vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc bồi dưỡng kiến thức, trao đổi thông tin, xây dựng VHDN;

(viii) Đa dạng các hình thức và tăng cường các hoạt động tôn vinh doanh nhân có nhân cách và văn hóa, làm tấm gương tiêu biểu cho cộng động doanh nhân noi theo.

Ngoài các kết quả nghiên cứu trên, để tài còn đạt được một số kết quả về công bố các bài báo, sách chuyên khảo và kết quả đào tạo sau đại học.

 
PGS.TS Phùng Xuân Nhạ thuyết trìnhđềtài trước Hội đồng nghiệmthu.
GS.TS. Đinh Văn Đức - Ủy viên Hội đồng phản biện nhận xét về đềtài.

PGS.TS Phùng Xuân Nhạ lắng nghe ý kiến nhận xét của Hội đồng nghiệmthu.


Xuân Lê [Phòng NCKH & HTPT]


Các tin khác