Khoa Quản trị kinh doanh
 
Hội thảo Chuẩn đầu ra chương trình chất lượng cao ngành KTĐN và tích hợp trong đề cương môn học

Ngày 8/7/2010, Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo đào tạo “Chuẩn đầu ra chương trình chất lượng cao ngành KTĐN và tích hợp trong đề cương môn học”.


Đây là chương trình được xây dựng dựa trên cách tiếp cận CDIO và đã được nghiệm thu và chính thức ban hành vào ngày 1/7/2010.
Hội thảo này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó nhấn mạnh đến tính chất đào tạo. Chính bởi vậy, ngoài các đại biểu và những người thuyết trình, những người tham dự đều là các giảng viên tham gia giảng dạy cho Hệ đào tạo cử nhân Chất lượng cao ngành Kinh tế Đối ngoại (KTĐN). Đây chính là những người tham gia điều chỉnh đề cương môn học, xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi cho Hệ  đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành KTĐN theo chuẩn đầu ra với cách tiếp cận CDIO.

TS. Vũ Anh Dũng, Chủ nhiệm khoa Kinh tế Quốc tế thuyết trình tại Hội thảo

Với mục đích chuẩn bị các điều kiện cho việc kiểm định AUN đào tạo chất lượng cao ngành KTĐN, Hội thảo mang ý nghĩa như một buổi tập huấn cho các giảng viên tham gia giảng dạy Hệ đào tạo chất lượng cao của ngành và toàn thể các giảng viên Khoa KTQT.
Tham dự Hội thảo, PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường ĐHKT đã cho biết:  “Năm 2009, Trường ĐHKT đã thành công trong việc hoàn thành xuất sắc đề án Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn và quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO tại ĐHQGHN".


PGS.TS Lê Đức Ngọc trình bày tham luận tại hội thảo

Đến nay, chuẩn đầu ra cho ngành KTĐN CLC theo cách tiếp cận CDIO đã được nghiệm thu và ban hành. Khoa KTQT đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc cải tiến và phát triển chương trình đào tạo CLC ngành KTĐN theo cách tiếp cận CDIO, đồng thời nhằm phục vụ việc kiểm định AUN-QA chương trình này. Một trong các việc quan trọng đầu tiên cần triển khai là tích hợp các chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO đã được ban hành vào trong đề cương từng môn học trong chương trình KTĐN CLC. Song song với việc đó là xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi tương ứng với chuẩn đầu ra. Do vậy, PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ yêu cầu tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy hệ chất lượng cao cũng như các giảng viên khoa KTQT phải hiểu rõ về chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO và từ đó tiến hành tích hợp trong đề cương môn học để triển khai trong quá trình đào tạo.

ThS. Đỗ Thị Ngọc Quyên, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Trường ĐHKT với tham luận về Chuẩn đầu ra
Với sự tham dự của TS. Vũ Anh Dũng (Chủ nhiệm khoa Kinh tế Quốc tế), PGS.TS. Lê Đức Ngọc (Giám đốc Trung tâm) và ThS. Đỗ Thị Ngọc Quyên (Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Trường ĐHKT) Hội thảo đã có những bài tham luận chất lượng như: Chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO cho ngành KTĐN CLC tại Trường ĐHKT – ĐHQGHN; Thang bậc trình độ đạt được của sinh viên đối với Chuẩn đầu ra KTĐN CLC; Tích hợp Chuẩn đầu ra KTĐN CLC trong đề cương môn học với ví dụ minh họa về việc tích hợp CĐR trong môn Kinh doanh Quốc tế; Ví dụ về “Hình thành” và “Thiết kế” ý tưởng (Conceive – Design); Xây dựng bộ đề thi kiểm tra đánh giá.
Dựa trên từng nội dung cụ thể các thành viên tham gia Hội thảo đã trao đổi sôi nổi. và có nhiều ý kiến đóng góp. Các thành viên tham gia Hội thảo đều ý thức được trách nhiệm trong việc tích hợp các yêu cầu của chuẩn đầu ra trong đề cương môn học cũng như cách thức, quy trình điều chỉnh đề cương môn học.
PGS. TS Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo
Kết luận Hội thảo, PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo, biên tập có hệ thống toàn bộ các tài liệu hướng dẫn tích hợp chuẩn đầu ra KTĐN CLC trong đề cương môn học, việc xây dựng ngân hàng đề thi kiểm tra đánh giá, kế hoạch và lộ trình thực hiện và phân công công việc. Ngoài ra, giảng viên tham gia giảng dạy hệ CLC ngành KTĐN có trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh đề cương theo hướng tích hợp CĐR trong đề cương môn học mà mình phụ trách. Đây là một trong những cơ sở chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên.
Trên cơ sở việc ban hành Chuẩn đầu ra này, sắp tới Trường ĐHKT sẽ “gắn” chuẩn cho giảng viên và từ đó hàng năm dự kiến sẽ tổ chức thi đua đạt danh hiệu “Giảng viên tốt nhất trong năm” cho những giảng viên đáp ứng đủ các chuẩn này và xét theo mức độ chất lượng đạt được.

Tham luận: "Ví dụ về “Hình thành” và “Thiết kế” ý tưởng (Conceive – Design)" của sinh viên tham dự hội thảo

Liên quan đến chương trình này, PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ cho biết, nhà trường sẽ lập một hội đồng đánh giá để đảm bảo việc tích hợp CĐR theo cách tiếp cận CDIO trong từng môn học cụ thể và việc truyền tải cũng như kiểm tra đánh giá là phù hợp.
PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ cũng đã phân công công việc cụ thể cho các giảng viên và thời gian dự kiến hoàn thành các công việc được giao trong các tháng 7, 8 và 9.

Hà Văn Hội (Khoa KTQT)


Các tin khác