Khoa Quản trị kinh doanh
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Lưu Thị Minh Ngọc

Tên luận án: Tăng cường sự tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống vào chuỗi cửa hàng tiện ích


 1. Tác giả: NCS. Lưu Thị Minh Ngọc

2. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                         

3. Mã số: 62 34 05 01

4. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Hải  

5. Tên đơn vị đào tạo SĐH: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

6. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án:

Nghiên cứu tăng cường sự tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ vào chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam được thể hiện qua 3 mục tiêu cơ bản. Cụ thể:

+ Mục tiêu 1: Xác định động cơ tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ vào chuỗi cửa hàng tiện ích.

+ Mục tiêu 2: Tìm hiểu mối quan hệ tương quan giữa động cơ tham gia, sự hài lòng, mức độ tham gia.

+ Mục tiêu 3: Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ vào chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về sự tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống vào chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam

7. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lường khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp điều tra xã hội học và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định T- test và hồi quy bội.

8. Kết quả chính và kết luận:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống vào chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam.
  • Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu từ tổng hợp các nghiên cứu có liên quan, xây dựng thang đo và kiểm chứng độ tin cậy của thang đo.
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống quan tâm đến rất nhiều các lợi ích khác nhau và có thể nhóm vào gọi chung là lợi ích kinh tế, lợi ích công nghệ, lợi ích quản lý.
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống tỷ lệ thuận với mức độ động cơ tham gia được thỏa mãn.
  • Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, động cơ tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ có ảnh hưởng đến mức độ tham gia của họ vào chuỗi cửa hàng tiện ích, động cơ tham gia càng lớn thì mức độ gia nhập vào chuỗi sẽ cao.
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống chỉ hài lòng về lợi ích, họ có xu hướng tham gia theo hình thức góp vốn. Nếu họ hài lòng về lợi ích, hài lòng về năng lực chuỗi, hài lòng về cam kết thì họ có xu hướng lựa chọn tham gia theo hình thức tổ chức hợp tác, còn nếu họ chỉ hài lòng về năng lực chuỗi, cam kết của chuỗi mà không hài lòng về lợi ích họ có xu hướng lựa chọn tham gia trao quyền.
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố thuộc về nhóm toàn cầu hóa như xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng phát triển bán lẻ hiện đại, chính sách hỗ trợ của nhà nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến động cơ tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống, bên cạnh đó xu hướng thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng là nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến động cơ tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống, gần như ảnh hưởng của môi trường đặc trưng bào gồm văn hóa, công nghệ và pháp luật không ảnh hưởng nhiều đến động cơ tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống tại Việt Nam.
  • Hàm ý cho các nhà quản trị: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án đề xuất một số kiến nghị: Nghiên cứu động cơ tham gia và xây dựng lòng tin đối với hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống (xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với quy mô phát triển, xây dựng hệ thống logistic phục vụ toàn chuỗi, xây dựng mối quan hệ bền vững giữa chuỗi và nhà cung cấp, xây dựng hình ảnh và thương hiệu chuỗi, xây dựng tiêu chuẩn hóa, phối hợp và làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng…).

Nguồn: Trường ĐHKT - ĐHQGHN