Khoa Quản trị kinh doanh
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Phạm Minh Tuấn




Tên luận án: Nghiên cứu áp dụng Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa của Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Minh Tuấn                       
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13/02/2975                                                  
4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định nghiên cứu sinh số: 1134/QĐ-ĐHKT ngày 07/06/2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên luận án: Nghiên cứu áp dụng Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa của Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
9. Mã số: 62 34 05 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
 Hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trần Anh Tài
 Hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Đăng Minh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Qua nghiên cứu trả lời câu hỏi chính “Giải pháp gì trong nội bộ DNSX NVV của Việt Nam nhằm thúc đẩy việc áp dụng lý thuyết QTTG phù hợp với điều kiện Việt Nam?” luận án đã “Đề xuất các giải pháp chính nhằm thúc đẩy việc áp dụng QTTG phù hợp với các DNSX NVV của Việt Nam” thông qua:

  • Một là: Luận án hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về QTTG; các công cụ và phương pháp trong QTTG trên thế giới thường được áp dụng tại DN. Hiệu quả và bài học kinh nghiệm của các DN trên thế giới khi áp dụng QTTG. Nền tảng lý thuyết này sẽ là cơ sở để các nhà quản lý thực tiễn tìm hiểu về QTTG và để giới học thuật triển khai các nghiên cứu ứng dụng QTTG tại Việt Nam.
  • Hai là: Luận án phân tích thực trạng việc áp dụng QTTG của các DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam được thu thập và tổng hợp trong nghiên cứu này, xây dựng và kiểm chứng mô hình các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG trong các DNNVV của Việt Nam. Do vậy, luận án cung cấp bằng chứng chứng thực về hiện trạng áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam, cụ thể là những điểm thành công, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong quá trình áp dụng QTTG tại DN kết hợp bài học của một số DN điển hình khi áp dụng QTTG. Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng: mức độ và chiều hướng tác động. Kết quả của nghiên cứu được đặt trong bối cảnh áp dụng của các DNSX NVV của VN với đặc thù của DN, đặc điểm nguồn lao động, văn hóa quốc gia.
  • Ba là: luận án nghiên cứu đề xuất phương pháp áp dụng QTTG phù hợp với điều kiện của DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam (5S, Kaizen, Quản lý trực quan, Jidoka và các công cụ khác) thông qua việc đối chiếu giữa những lợi ích mong muốn của DN khi áp dụng QTTG, từ đó đưa ra các điều kiện để thực hiện các giải pháp ngày cũng như khuyến nghị đối với chính sách quản lý chung và các bên liên quan có gắn lợi ích với DN nhằm thúc đẩy việc áp dụng QTTG vào các DNSX NVV của Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Đóng góp về mặt lý thuyết:
  • Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung làm rõ hơn về cơ sở lý luận về QTTG: phân tích đưa ra khái niệm QTTG trong DN như một khái niệm mở trong QTTG tại Việt Nam; phân tích làm rõ các công cụ và phương pháp trong QTTG.
  • Luận án xây dựng khung phân tích, mô hình áp dụng hiệu quả QTTG của các nhóm nhân tác động chính ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam thông qua xây dựng cách thức đo lường các nhân tố tác động và hiệu quả áp dụng QTTG, xác định những thành công, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong quá trình áp dụng QTTG trong các DNSX NVV của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được đặt trong bối cảnh áp dụng của các DNSX NVV của Việt Nam phù hợp với đặc thù của DN, đặc điểm nguồn lao động, văn hóa quốc gia.
  • Với việc phân tích thực trạng qua số liệu nghiên cứu, luận án đã đưa ra được nguyên nhân đằng sau những thực trạng áp dụng QTTG trong các DNSX NVV của Việt Nam và đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động xấu của những nhân tố chính về lý thuyết nhằm thúc đẩy việc áp dụng hiệu quả QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam.
- Đóng góp thực tiễn:
  • Luận án phân tích thực trạng việc áp dụng QTTG của các DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam được thu thập và tổng hợp trong nghiên cứu này, xây dựng và kiểm chứng mô hình các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG trong các DNNVV của Việt Nam. Do vậy, luận án cung cấp bằng chứng chứng thực về hiện trạng áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam, cụ thể là những điểm thành công, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong quá trình áp dụng QTTG tại DN kết hợp bài học của một số DN điển hình khi áp dụng QTTG. Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng: mức độ và chiều hướng tác động. Kết quả của nghiên cứu được đặt trong bối cảnh áp dụng của các DNSX NVV của VN với đặc thù của DN, đặc điểm nguồn lao động, văn hóa quốc gia là bài học kinh nghiệm cho các DN khi triển khai áp dụng QTTG.
  • Luận án đưa ra các nhóm giải pháp với định hướng các bước áp dụng bộ công cụ của QTTG, phát triển và duy trì các nhân tố thúc đẩy hoặc khắc phục những nhân tố lực cản vì vậy khá thiết thực và chi tiết. Từ mô hình áp dụng, các DN trong thực tiễn có cơ sở để đánh giá thực trạng mức độ áp dụng của các công cụ QTTG, phân tích các nhân tố tác động đến QTTG tại đơn vị mình đồng thời tham khảo các giải pháp áp dụng.

13. Hướng nghiên cứu tiếp: Nghiên cứu mở rộng quy mô DNNVV của Việt Nam áp dụng QTTG; Nghiên cứu tác động của yếu tố ngoại cảnh tới hiệu quả áp dụng QTTG tại các DN NVV của Việt Nam (chính sách quản lý nhà nước, môi trường)

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  1. Phạm Minh Tuấn (2015), Những thách thức trong quá trình áp dụng Quản trị tinh gọn: Nghiên cứu tình huống tại Doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh tập 31, số 1 (2015) 63-70.
  2. Phan Chí Anh, Phạm Minh Tuấn (2015), Quản trị chất lượng toàn diện và quản trị sản xuất tinh gọn - phương pháp tiếp cận và hàm ý cho việc áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 89-96.
  3. Nguyễn Đăng Minh, Phạm Minh Tuấn (2014), Xây dựng mô hình áp dụng Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, kỷ yếu Quản trị tinh gọn tại các tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 21-47.
  4. Nguyễn Thị Liên, Phạm Minh Tuấn (2014), Thực trạng áp dụng 5S, Kaizen tại Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên, kỷ yếu Quản trị tinh gọn tại các tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 293-303.
  5. Lê Ngọc Hân, Nguyễn Đăng Minh, Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hiền (2015), Mô hình 5S và kaizen áp dụng tại Công ty cổ phần Viễn thông FPT, kỷ yếu Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam - Các mô hình áp dụng thực tiễn.
  6. Phạm Minh Tuấn - Thành viên nghiên cứu Đề tài nhóm A Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QDTD.13.21, (Nguyễn Đăng Minh - Chủ nhiệm), (2013), Xây dựng mô hình Quản trị tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam (nghiệm thu năm 2015).

UEB_net