Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
IMF dự báo kinh tế toàn cầu xu hướng tăng chậm

Ngày 06/10/2015, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới. Theo đó, kinh tế toàn cầu năm 2015 dự báo tăng 3,1%, thấp hơn so với năm trước và thấp hơn dự báo đưa ra cách đây 3 tháng.


Báo cáo cho biết, GDP tại các nước phát triển dự kiến tăng 2% trong năm nay và tăng 2,2% trong năm 2016, chủ yếu nhờ đà phục hồi khiêm tốn tại khu vực euro và kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng dương do giá dầu giảm thấp, chính sách tiền tệ nới lỏng, tình hình tài chính cải thiện và đồng yên mất giá so với USD. Mặc dù GDP năm 2016 được kỳ vọng tiếp tục tăng, nhất là tại Bắc Mỹ, nhưng triển vọng trong giai đoạn trung hạn yếu ớt do đầu tư trầm lắng, dân số bị già hóa và năng suất lao động tăng thấp.

Dự báo GDP tại một số nước và khu vực (% so năm trước)
   
Dự báo
Thay đổi so với dự báo tháng 7
 
2014
2015
2016
2015
2016
Toàn cầu
3,4
3,1
3,6
-0,2
-0,2
Các nước phát triển
1,8
2,0
2,2
-0,1
-0,2
Mỹ
2,4
2,6
2,8
0,1
-0,2
Khu vực euro
0,9
1,5
1,6
0,0
-0,1
CHLB Đức
1,6
1,5
1,6
-0,1
-0,1
CH Pháp
0,2
1,2
1,5
0,0
0,0
Italia
-0,4
0,8
1,3
0,1
0,1
Tây Ban Nha
1,4
3,1
2,5
0,0
0,0
Nhật Bản
-0,1
0,6
1,0
-0,2
-0,2
Vương quốc Anh
3,0
2,5
2,2
0,1
0,0
Canada
2,4
1,0
1,7
-0,4
-0,4
Những nước phát triển khác (1)
2,8
2,3
2,7
-0,1
0,0
Các nước đang phát triển và mới nổi
4,6
4,0
4,5
-0,2
-0,2
Cộng đồng các quốc gia độc lập
1,0
-2,7
0,5
-0,5
-0,7
CHLB Nga
0,6
-3,8
-0,6
-0,4
-0,8
Không kể CHLB Nga
1,9
-0,1
2,8
-0,8
-0,5
Các nước đang phát triển châu Á
6,8
6,5
6,4
-0,1
0,0
Trung Quốc
7,4
6,8
6,3
0,0
0,0
Ấn Độ
7,3
7,3
7,5
-0,2
0,0
ASEAN 5 (2)
4,6
4,6
4,9
-0,1
-0,2
Các nước đang phát triển châu Âu
2,8
3,0
3,0
0,1
0,1
Mỹ Latinh và Caribê
1,3
-0,3
0,8
-0,8
-0,9
Mêxicô
2,1
2,3
2,8
-0,1
-0,2
Brazil
0,1
-3,0
-1,0
-1,5
-1,7
Trung Đông và Bắc Phi (3)
2,7
2,5
3,9
-0,1
0,1
Arập Xêút
3,5
3,4
2,2
0,6
-0,2
Khu vực cận Sahara
5,0
3,8
4,3
-0,6
-0,8
Cộng hòa Nam Phi
1,5
1,4
1,3
-0,6
-0,8
Nigeria
6,3
4,0
4,3
-0,5
-0,7
Các nước thu nhập thấp
6,0
4,8
5,8
-0,3
-0,4

Nguồn: IMF, tháng 10/2015
(1): Không kể các nước G7 và các nước khu vực euro;
(2): Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam;
(3): Kể cả Pakistan và Afganistan.

Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, GDP tại các nước đang phát triển và mới nổi phục hồi mạnh, đạt mức tăng cao nhất 7,2% vào năm 2010. Sau đó, đà tăng GDP giảm dần xuống 6,3% vào năm 2011 và 4,6% vào năm 2014. Năm 2015, GDP được dự báo tiếp tục giảm xuống còn 4%, thấp hơn khoảng 1% so với mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1995-2007. GDP liên tục tăng thấp trong 5 năm gần đây phản ánh tác động của nhiều yếu tố như kinh tế tại các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng thấp, GDP tăng chậm dần tại Trung Quốc, triển vọng yếu ớt tại những nước xuất khẩu hàng hóa do giá hàng hóa xuất khẩu giảm thấp, nhất là các nước Mỹ Latinh. Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang tại nhiều nước tiếp tục trầm trọng, làm tăng chi phí kinh tế - xã hội.
IMF nhận định, triển vọng GDP phục hồi trong năm 2016 tại các nước đang phát triển và mới nổi không bắt nguồn từ xu hướng phục hồi chung, mà chủ yếu là do suy thoái không còn trầm trọng như trước đây và tình hình tại một số nước đã trở lại bình thường sau thời kỳ khó khăn (bao gồm Brazil, CHLB Nga, một số nước Trung Đông và Mỹ Latinh), kinh tế cải thiện tại các nước phát triển và lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran dần bị dỡ bỏ.
Tại các nước thu nhập thấp, GDP có xu hướng tăng chậm và chỉ đạt 4,8% trong năm nay, thấp xa tốc độ tăng 6% trong năm trước, chủ yếu do giá cả hàng hóa giảm thấp và tình hình tài chính toàn cầu khó khăn hơn, cán cân vãng lai tại một số nước bị thâm hụt đáng kể.


Nguồn: IMF