Trang Đào tạo đại học
 
Cơ hội tham gia chương trình trao đổi sinh viên - Trải nghiệm làm sinh viên quốc tế!

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tham gia giao lưu tại ĐH Bách khoa Côn Minh, Trung Quốc tháng 5/2018
Ước mơ du học và nhận bằng đại học nước ngoài là là mong muốn của rất nhiều sinh viên nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để làm được điều đó. Tại Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN ước mơ đó sẽ dễ trở thành hiện thực hơn rất nhiều qua chương trình học trao đổi của trường, đây là một lợi ích đặc thù của sinh viên nhà trường nhận được.


Cơ hội trải nghiệm làm sinh viên quốc tế

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tự hào về chất lượng đào tạo và là nơi nhiều trường đại học trên thế giới đặt niềm tin trở thành đối tác tin cậy. Nhờ vậy, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN luôn cung cấp các cơ hội trao đổi với các trường đại học trên toàn thế giới. Khi trở thành sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một trong các lợi ích đặc thù chính là cơ hội tham gia các chương trình trao đổi với các trường đại học đối tác.

Đây là cơ hội trải nghiệm tuyệt vời để trở thành sinh viên quốc tế đối với các bạn có mơ ước được du học, được trải nghiệm thế giới với mức kinh phí vô cùng hợp lý và thậm chí là miễn phí. Các chương trình đều miễn học phí, phí nhập học cho sinh viên Đại học Kinh tế nếu được chấp nhận học. Với các chương trình sinh viên có cơ hội nhận học bổng, có thể có các yêu cầu cao hơn về điểm ngoại ngữ.

 
 

 Sinh viên ĐH George Mason sang giao lưu tại Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

 
Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được xem xét công nhận tín chỉ sau khi hoàn thành khóa học và chuyển điểm về Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Sinh viên cần chuẩn bị những gì?

Để chớp lấy thời cơ học chuyển đổi, ngay từ khi bước chân vào mái trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, sinh viên phải học tập và rèn luyện hết mình để đạt được những yêu cầu mà trường nước ngoài yêu cầu. Còn đối với các sinh viên đã tự tin vào bản thân mình thì quy trình ứng tuyển như sau.

  • Đối tượng: Dành cho sinh viên năm hai trở lên.
  • Thời gian trao đổi: 1-2 học kỳ
  • Hồ sơ cứng bao gồm: Application form (Đơn đăng ký), CV, Bảng điểm (yêu cầu tối thiểu GPA 3.0), Chứng chỉ T. Anh (từ 6.0 IELTS hoặc đạt yêu cầu của từng trường), Motivation letter (Thư động lực: là một bức thư nói lên lý do, động lực thúc đẩy bạn muốn ứng tuyển vào trường đại học đó và chương trình học bổng của trường quốc tế, tham gia khóa học hoặc chương trình nghiên cứu cụ thể). Ngoài ra, mỗi chương trình học bổng mỗi trường sẽ yêu cầu các giấy tờ them khác nhau.
  • Quy trình: Sinh viên gửi Hồ sơ cho Phòng NCKH&HTPT, Sau khi được Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chấp nhận và gửi nomination sang trường đối tác, sinh viên sẽ chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của đối tác và phỏng vấn nếu có.

Danh sách các trường đại học trên thế giới và thời gian học bổng trao đổi:

STT

Tên trường

Địa điểm

Kỳ học

Deadline nộp hồ sơ

Cơ hội học bổng

1

Oita University

Nhật Bản

Nhập học tháng 4

27/10

JASSO

Nhập học tháng 10

Tháng 2

JASSO

2

Akita International University

Nhật bản

Fall

01/03

Học bổng AIU

Spring

01/09

Học bổng AIU

3

Yokohama National University

Nhật bản

Nhập học tháng 4

27/10

JASSO

Nhập học tháng 10

Tháng 2

JASSO

4

Waseda University

Nhật Bản

Mùa thu

01/03

 

Mùa xuân

01/09

 

5

Varna University of Management

Bulgaria

Mùa xuân

01/11

ERAMUS

6

National Chengchi University

Đài Loan

Mùa xuân

13/10

 

Mùa thu

Tháng 4

 

7

Southern Denmark University

Đan Mạch

Mùa xuân

15/9

 

Mùa thu

15/3

 

8

Regensburg University

Đức

Mùa xuân

15/10

 

Mùa thu

15/4

 

9

Rennes University

Pháp

Mùa xuân

01/10

 

Mùa thu

01/05

 

 

Vô vàn cơ hội trao đổi

Ngoài các thông tin học bổng trao đổi bảng trên, sinh viên có cơ hội tham gia các học bổng của các dự án quốc tế như EU SHARES, AUN - ACTS, MOU,…

 
 
Giao lưu quốc tế với sinh viên Lào 
 

Sinh viên: Nguyễn Phương Linh (QH-2013-E QTKD CQT) đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi có cơ hội học tập trao đổi tại đất nước Thụy Điển xinh đẹp tại trường ĐH Uppsala chia sẻ: Có 4 điều mình học học hỏi được từ chương trình trao đổi tại Thuỵ Điển và mình luôn ghi nhớ và khâm phục, đó là: (1) Lối suy nghĩ độc lập, tư duy sáng tạo, tranh luận thẳng thắn; (2) Tinh thần cầu tiến, học hỏi không ngừng; (3) Tôn trọng tuyệt đối và đề cao quyền con người; và (4) Lối sống cân bằng, văn minh, phát triển bền vững.

Tham gia các chương trình trao đổi sinh viên cũng là một cơ hội quý giá để bạn mang bản sắc văn hóa Việt Nam tới gần hơn với bạn bè quốc tế. Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, trải nghiệm nhiều điều mới - bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc trở thành “công dân toàn cầu”, biết mở rộng lòng để đón nhận khác biệt, hiểu rõ hơn về bản thân và thêm tự hào về nguồn cội của mình nữa.


Hương Thảo