PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Năm học 2012-2013 dần khép lại, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đang tiến hành tổng kết các hoạt động trong một năm qua. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng nhà trường. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện:
- Được biết Trường ĐHKT vừa công bố những thành tựu nổi bật của nhà trường trong năm học 2012-2013. Xin ông cho biết nhận định của cá nhân ông về những thành tựu này? Ông có hài lòng về những kết quả đó?
Tổng kết sau mỗi giai đoạn hoạt động, đặc biệt sau cuối mỗi năm học là dịp để chúng tôi nhìn nhận, đánh giá về những gì mình đã làm được, những gì chưa làm được, phân tích các nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm… từ đó xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Có thể nói, 10 thành tựu nổi bật này là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên nhà trường suốt năm học qua. Mặc dù chưa phản ánh hết tất cả những gì nhà trường đã đạt được trong năm học vừa qua nhưng những thành tựu này cũng đã bao quát tất cả các mảng hoạt động chủ đạo của nhà trường như: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác phát triển… và cho thấy những nỗ lực của chúng tôi trong việc phát triển một cách toàn diện, tổng thể nhưng có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên thế mạnh của từng cá nhân và đơn vị. Những thành tựu này đang chứng minh rằng nhà trường đang kiên định phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả để dần đạt chuẩn quốc tế.
Chúng tôi hài lòng và tự hào về điều đó. Những kết quả này cũng là động lực để tập thể Trường ĐHKT tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng có những việc còn chưa tốt thì phải cải tiến và hoàn thiện dần; những việc đã tốt rồi thì cần phải cố gắng nhiều hơn, hướng đến sự khẳng định ở mức cao hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và xã hội.
- Nếu như năm học 2011-2012 là năm ổn định để tạo đà phát triển đối với ĐHKT, thì năm học 2012-2013 được xác định là “Tạo bước phát triển đột phá dựa trên đổi mới, chuyên nghiệp, sáng tạo và văn hoá cộng đồng” của trường. Vậy “đột phá” ấy thể hiện ở những mặt nào? Nhà trường đã đạt được mục tiêu đặt ra trong năm học chưa thưa ông?
Sau giai đoạn 5 năm
ổn định khởi đầu (2007-2012), năm học 2012-2013 Trường ĐHKT đặt mục tiêu có những phát triển đột phá nhằm tạo bàn đạp cho những thay đổi mạnh mẽ và vượt bậc của trường giai đoạn tiếp theo.
Sau một năm thực hiện, có thể thấy những kết quả này được đánh giá là tốt. Đột phá được thực hiện tr
ên cả 3 lĩnh vực hoạt động của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ khác; sự đột phá được thể hiện cả về số lượng và chất lượng.
Về đào tạo,
năm học 2012-2013, chỉ tiêu tuyển sinh đại học vượt cao so với kế hoạch đề ra với điểm chuẩn đầu vào trong “Top” các trường đứng đầu; 100% người học đạt chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp. Cùng với v
iệc tiếp tục duy trì chất lượng các chương trình đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình nhiệm vụ chiến lược, các chương trình liê
n kết đào tạo quốc tế, Trường ĐHKT đã tăng cường mở mới các chương trình đào tạo (CTĐT) có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy được những lợi thế của nhà trường như CTĐT Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp.
Năm học vừa qua cũng có thể coi là năm “được mùa” đối với Trường ĐHKT trong việc triển khai hiệu quả hoạt động hợp tác đào tạo ngắn hạn với các địa phương và doanh nghiệp. Trường liên tục nhận được các đơn đặt hàng về đào tạo ngắn hạn cho các địa phương như: TP Hà Nội,
Yên Bái, Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ...; và các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp như: Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
, Tập đoàn TaxiGroup, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam... Bên cạnh đó, trường còn tích cực triển khai các khóa đào tạo nâng cao năng lực trong khuôn khổ chương trình phát triển bền vững Tây Bắc. Thành tựu này đã chứng tỏ Trường được nhiều địa phương, cơ quan, doanh nghiệp trong nước tin cậy và hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Về nghiên cứu khoa học, bên cạnh việc triển khai các đề tài NCKH quy mô cấp Nhà nước đã trúng thầu năm 2011-2012,
trường còn bước đột phá trong đấu thầu thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, dự án quốc tế có tính liên ngành, có sức lan tỏa và có khả năng huy động, kết nối đội ngũ giảng viên giữa các khoa trong trường. Năm học 2012-2013, cán bộ, giảng viên ĐHKT đã trúng thầu 4 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và 2 dự án hợp tác quốc tế; trong đó điển hình là đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước "Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu" với quy mô, kinh phí cao và là đề tài tạo tiền đề để phát triển Nhóm nghiên cứu về lượng giá kinh tế tác động của tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Các công bố quốc tế ngày càng hướng tới chuẩn chất lượng cao của thế giới (hệ thống ISI và SCOPUS) và những ấn phẩm xuất bản bằng tiếng Anh của trường cũng gia tăng số lượng. Giảng viên và sinh viên nhà trường tiếp tục nhận được giải thưởng cao tại các “sân chơi khoa học” có uy tín... Năm nay cũng là năm thứ ba Trường ĐHKT đã chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học cho Hội đồng Lý luận Trung ương. Như vậy, có thể thấy các sản phẩm nghiên cứu của Trường ĐHKT ngày càng có chất lượng hơn và góp phần tích cực vào việc tư vấn, tham mưu cho các cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước và chính phủ.
- Thưa ông, Trường ĐHKT có bí quyết gì để tạo nên những đột phá đó?
Bí quyết thì không có nhưng bài học kinh nghiệm thì có. Có thể nói rằng, để có được sự đột phá đó, công tác kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng. Công tác này đã và đang được nhà trường chú trọng và thực hiện một cách khoa học với quyết tâm cao. Các chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ được xây dựng hướng tới thực hiện mục tiêu chung và dựa trên thế mạnh, năng lực của các đơn vị; kết hợp với sự chỉ đạo quyết liệt, theo dõi, đôn đốc sát sao của Ban Giám hiệu và các bộ phận chuyên trách. Đặc biệt, những kế hoạch này chính là lộ trình triển khai cụ thể chiến lược
phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn của Trường ĐHKT trong mỗi giai đoạn. Thực hiện được kế hoạch hàng năm cũng chính là nhà trường đang từng bước tiến tới việc hoàn thành mục tiêu phát triển của mình.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, sự chủ động, sáng tạo của mỗi đơn vị đều được phát huy tối đa. Nhà trường cũng có những chế tài khen thưởng, động viên, tuyên dương kịp thời, hợp lý đối với những cá nhân, tập thể có đóng góp lớn nhằm khuyến khích hơn nữa những nỗ lực và sáng tạo. Tại Trường ĐHKT, cán bộ, giảng viên luôn được tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực của mình.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất chính là tinh thần đoàn kết,
sự đồng thuận trong tập thể đội ngũ cán bộ và lãnh đạo nhà trường
vì mục tiêu chung. Tiếp đó là những định hướng đúng đắn do Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đề ra cùng với việc tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, nhà khoa học phát huy khả năng của mình. Bên cạnh sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, Trường ĐHKT không thể có những thành tích đáng ghi nhận trên nếu không có sự ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo ĐHQGHN, các bộ ban ngành và các đối tác của trường.
- Trong thời buổi nhiều cạnh tranh và khó khăn như hiện nay, giáo dục, đặc biệt là giáo đại học cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Những kết quả đạt được này hẳn không hề dễ dàng, thưa ông?
Năm học vừa qua có thể nói là một năm khá nhiều biến động đối với Trường Đ
HKT. Nhà trường phải đối mặt với những khó khăn do tình hình khách quan đem lại như: Kinh tế đất nước vẫn chưa vượt qua được giai đoạn khó khăn, việc thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công đã và đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Trường. Điều này đã khiến cho việc triển khai hợp tác với các đối tác, đặc biệt là các doanh nghiệp cũng khó khăn hơn; sự cạnh tranh tìm nguồn lực phát triển giữa các đại học cũng gay gắt hơn. Một trong những thành tựu của trường trong năm học 2012-2013 là sự đột phá trong số lượng các khóa đào tạo ngắn hạn, nhưng trường cũng nhìn nhận rằng đây là một nỗ lực không nhỏ của các đơn vị trong việc tìm kiếm đối tác, thậm chí kết quả tìm kiếm đó giữa các khoa cũng chưa đồng đều.
Ngoài ra, còn có những khó khăn cần kể đến như: Sự thay đổi trong cơ chế quản lý đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, sự chia sẻ nguồn nhân lực với các đơn vị khác, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn lực tài chính và con người cho phát triển còn hạn chế, cơ chế hoạt động chưa được thông thoáng, mâu thuẫn cần giải quyết giữa việc đảm bảo thu nhập cho cán bộ với đảm bảo chất lượng đào tạo và mục tiêu phát triển theo định hướng nghiên cứu,... Tất cả những khó khăn này buộc nhà trường phải rất linh hoạt và sáng tạo trong mỗi bước đi, đặc biệt là việc phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu.
- Trong 10 thành tựu nổi bật của trường năm học 2012-2013, NCKH chiếm một phần không nhỏ. Có vẻ hoạt động này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của trường. Điều này cũng dễ hiểu bởi định hướng của ĐHKT là trở thành một trường đại học nghiên cứu. Vậy theo ông, ĐHKT đang ở đâu trên con đường ấy?
Việc trở thành một trường đại học nghiên cứu là cả một quá trình phát triển lâu dài và không thể nóng vội. Trường không thể áp đặt mô hình đại học nghiên cứu khi năng lực nghiên cứu của giảng viên, người học vẫn còn chưa “chín”, hay các sản phẩm nghiên cứu còn chưa thực sự chất lượng, có ý nghĩa cho xã hội, cho nền kinh tế. Với 5 năm định hình và phấn đấu, với quy mô trường còn nhỏ, số lượng người tham gia nghiên cứu còn chưa thực sự nhiều so với một số trường đại học khác, nhưng những thành tựu đạt được đã từng bước được xã hội ghi nhận. Những hội thảo quốc gia, quốc tế mà trường chủ trì hoặc tham gia, những Báo cáo kinh tế Việt Nam được công bố hàng năm, những bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, những giải thưởng khoa học mà giảng viên và sinh viên nhà trường đạt được… đã bước đầu khẳng định được điều đó.
Sau giai đoạn 5 năm đầu ổn định, năm học 2012-2013 là năm khởi đầu cho giai đoạn 2 - giai đoạn “cất cánh” với những phát triển mang tính đột phá. Những thành tựu về NCKH đạt được trong năm học này là kết quả của sự tích lũy trong những năm vừa qua và tiếp tục tạo nền tảng cho Trường ĐHKT trên con đường phát triển tiếp theo. Con đường phía trước sẽ còn nhiều khó khăn, thử thách và đòi hỏi nhiều nỗ lực, công sức, nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể Trường ĐHKT, tôi tin rằng nhất định chúng tôi sẽ thành công.
- Nếu chỉ dùng 1 câu ngắn gọn để nói về Trường ĐHKT năm vừa qua, ông sẽ nói thế nào?
Vượt qua được khó khăn và thách thức; khẳng định được mục tiêu và định hướng phát triển nhờ sự đoàn kết, lòng quyết tâm và trí tuệ tập thể.
- Xin cảm ơn ông!