Cán bộ Trường ĐHKT - ĐHQGHN tham gia chương trình tập huấn đánh giá ngoài để kiểm định trường đại học
31/08/2009 09:02
Chương trình tập huấn đánh giá ngoài để kiểm định các trường đại học dành cho các trường đại học khu vực miền Trung và một số đơn vị khác đã diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An từ ngày 27/8 đến 31/8/2009 với sự tham gia của gần 130 học viên là lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công tác đảm bảo chất lượng từ nhiều trường đại học, chủ yếu ở khu vực miền Trung. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cũng đã cử một số cán bộ tham gia khóa tập huấn này.
Chương trình do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Trung tâm ĐBCL&NCKTGD của ĐHQGHN tổ chức.
Khóa tập huấn do các chuyên gia kiểm định và đánh giá của ĐHQGHN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Nha Trang tham gia giảng dạy. Mục đích của chương trình tập huấn là đào tạo các đánh giá viên có đủ năng lực chuyên môn để tham gia và bổ sung cho đội ngũ đánh giá viên phục vụ công tác đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục trong cả nước.
Nội dung của chương trình bao gồm việc phổ biến các văn bản pháp quy hiện hành về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, phân tích và hướng dẫn về bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật đánh giá và việc tổ chức đoàn đánh giá ngoài. Các văn bản điều chỉnh công tác kiểm định chất lượng hiện tại ở Việt Nam gồm Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Quyết định 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2007, công văn 564/KTKĐCLGD ngày 9/6/2008. Bộ tiêu chuẩn được sử dụng để tập huấn đánh giá là bộ tiêu chuẩn hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành kèm quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007 gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí với hai mức đánh giá "Đạt" và "Không đạt" với mỗi tiêu chí. Bộ tiêu chuẩn này có những thay đổi cơ bản so với bộ tiêu chuẩn cũ ban hành năm 2005 về số lượng tiêu chí (61 so với 53) và mức đánh giá ("Đạt" và "Không đạt" so với Mức 1, 2).
Bên cạnh các nội dung lý thuyết, các chuyên gia kiểm định của ĐHQGHN và ĐHQG TPHCM cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác đánh giá ngoài và các vấn đề cần lưu ý để công tác đánh giá ngoài thu được kết quả tốt, giảm thiểu các xung đột giữa đoàn đánh giá ngoài và đơn vị được đánh giá. Những nội dung này rất thiết thực và bổ ích với những người tham dự khóa đào tạo không chỉ trong công tác đánh giá ngoài mà còn trong công tác tự đánh giá tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay.
Ngoài ra, khóa tập huấn còn có nhiều hoạt động thực hành theo nhóm, trong đó các học viên được chia thành các đoàn đánh giá ngoài, làm việc theo các tình huống giả định. Mặc dù chỉ là giả định, các hoạt động nhóm này cũng đã khiến cho lớp học trở nên sôi động với rất nhiều các ý kiến trái ngược. Điều này thể hiện phần nào mức độ căng thẳng trong công tác đánh giá và kiểm định trên thực tế, đòi hỏi các chuyên gia đánh giá ngoài phải có bản lĩnh chuyên môn, nghiệp vụ cao và kinh nghiệm xử lý các vấn đề con người.
Khóa tập huấn là cơ hội tốt để các các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này trên cả nước, trong đó có cán bộ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đánh giá chất lượng giáo dục.
Khóa tập huấn do các chuyên gia kiểm định và đánh giá của ĐHQGHN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Nha Trang tham gia giảng dạy. Mục đích của chương trình tập huấn là đào tạo các đánh giá viên có đủ năng lực chuyên môn để tham gia và bổ sung cho đội ngũ đánh giá viên phục vụ công tác đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục trong cả nước.
Nội dung của chương trình bao gồm việc phổ biến các văn bản pháp quy hiện hành về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, phân tích và hướng dẫn về bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật đánh giá và việc tổ chức đoàn đánh giá ngoài. Các văn bản điều chỉnh công tác kiểm định chất lượng hiện tại ở Việt Nam gồm Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Quyết định 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2007, công văn 564/KTKĐCLGD ngày 9/6/2008. Bộ tiêu chuẩn được sử dụng để tập huấn đánh giá là bộ tiêu chuẩn hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành kèm quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007 gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí với hai mức đánh giá "Đạt" và "Không đạt" với mỗi tiêu chí. Bộ tiêu chuẩn này có những thay đổi cơ bản so với bộ tiêu chuẩn cũ ban hành năm 2005 về số lượng tiêu chí (61 so với 53) và mức đánh giá ("Đạt" và "Không đạt" so với Mức 1, 2).
Bên cạnh các nội dung lý thuyết, các chuyên gia kiểm định của ĐHQGHN và ĐHQG TPHCM cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác đánh giá ngoài và các vấn đề cần lưu ý để công tác đánh giá ngoài thu được kết quả tốt, giảm thiểu các xung đột giữa đoàn đánh giá ngoài và đơn vị được đánh giá. Những nội dung này rất thiết thực và bổ ích với những người tham dự khóa đào tạo không chỉ trong công tác đánh giá ngoài mà còn trong công tác tự đánh giá tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay.
Ngoài ra, khóa tập huấn còn có nhiều hoạt động thực hành theo nhóm, trong đó các học viên được chia thành các đoàn đánh giá ngoài, làm việc theo các tình huống giả định. Mặc dù chỉ là giả định, các hoạt động nhóm này cũng đã khiến cho lớp học trở nên sôi động với rất nhiều các ý kiến trái ngược. Điều này thể hiện phần nào mức độ căng thẳng trong công tác đánh giá và kiểm định trên thực tế, đòi hỏi các chuyên gia đánh giá ngoài phải có bản lĩnh chuyên môn, nghiệp vụ cao và kinh nghiệm xử lý các vấn đề con người.
Khóa tập huấn là cơ hội tốt để các các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này trên cả nước, trong đó có cán bộ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đánh giá chất lượng giáo dục.