Thầy tôi
01/11/2012 17:06
Kính tặng hương hồn GS. Đào Văn Tập - nguyên Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Khoa.
Ông lớn hơn tôi 2 tuổi. Ông chưa bao giờ dạy tôi ở một trường nào, nhưng tôi gọi "Ông" bằng "Thầy", và chỉ gọi khi ông đã qua đời.
Lúc sinh thời, tôi là cộng sự của ông, là cấp phó của ông trong nhiều năm. Ông là nhà quản lý cao hơn tôi. Tôi làm quản lý nhiều năm hơn ông. Mỗi người đều có kinh nghiệm riêng của mình. Tôi coi ông như là người thầy của “trường đời”, về đối nhân xử thế, về lòng nhân từ và về quản lý.
Xin kể một vài chuyện về ông.
Chuyện thứ nhất
Thời bao cấp, “tem phiếu” rất có giá, quý hơn tiền. Có một lớp phó, là Chi ủy viên, phụ trách đời sống của sinh viên, nhưng lại tắt mắt trong phân phối cho mọi người. Cả lớp rất phẫn nộ. Chi bộ đã rất bất bình nhất mực đòi kỷ luật đuổi học.
Ông bảo: “Chắc chắn cậu ta sẽ mất chức lớp phó, mất chức chi ủy viên. Đó là kỷ luật rồi. Muốn kỷ luật nữa. Được thôi. Quyền lực trong tay ta, làm gì chẳng được. Nhưng, họ còn trẻ, có sai lầm là điều khó tránh, nên gọi lên, dạy dỗ, dọa nạt, quát mắng cũng được sao cho họ sợ, mở đường cho người ta làm lại”. Tôi đã nghe lời ông.
Chuyện thứ hai
Vào những năm 1977 - 1978, ở cơ quan, ông gặp "nạn"; ở trường, tôi phải chuyện không vui. Cũng là việc "làm ơn mắc oán" cả thôi.
Chiều chiều, sau giờ làm việc chúng tôi thường dạo chơi trò chuyện. Một buổi ông nói: “Cả một đời làm quản lý tôi nghiệm ra một điều: làm quản lý thì có lúc ngọt bùi và đắng cay; nhưng ngọt bùi thì đừng tận hưởng; còn đắng cay thì chớ nản lòng…" Tôi ngẫm thật chí lý.
Ông mất năm 1989, cách đây 15 năm, lúc ông mới 62 tuổi. Trên bàn thờ bố mẹ tôi có chân dung ông. Sáng trước khi đi làm tôi thắp hương nhớ tới người sinh thành ra tôi và nhớ tới người thầy của “trường đời”.
Lời tự ngẫm
Ở đời có hai loại Trường: Trường học và Trường đời.
Trường học có quá nhiều điều giới hạn. Trường đời là bao la vô tận. Thầy của Trường đời do ta tự chọn. Những điều học được ở Trường học do thầy đánh giá nhưng điều tích cóp được ởTrường đời do mình tự kiểm định. Ông cha ta dạy bảo: “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy! Trò muốn thành thầy ắt phải có thầy. Đã là thầy rồi liệu có cần thầy nữa không? Tôi tự bảo: “Có”. Đó là thầy của Trường đời.
Lúc sinh thời, tôi là cộng sự của ông, là cấp phó của ông trong nhiều năm. Ông là nhà quản lý cao hơn tôi. Tôi làm quản lý nhiều năm hơn ông. Mỗi người đều có kinh nghiệm riêng của mình. Tôi coi ông như là người thầy của “trường đời”, về đối nhân xử thế, về lòng nhân từ và về quản lý.
Xin kể một vài chuyện về ông.
Chuyện thứ nhất
Thời bao cấp, “tem phiếu” rất có giá, quý hơn tiền. Có một lớp phó, là Chi ủy viên, phụ trách đời sống của sinh viên, nhưng lại tắt mắt trong phân phối cho mọi người. Cả lớp rất phẫn nộ. Chi bộ đã rất bất bình nhất mực đòi kỷ luật đuổi học.
Ông bảo: “Chắc chắn cậu ta sẽ mất chức lớp phó, mất chức chi ủy viên. Đó là kỷ luật rồi. Muốn kỷ luật nữa. Được thôi. Quyền lực trong tay ta, làm gì chẳng được. Nhưng, họ còn trẻ, có sai lầm là điều khó tránh, nên gọi lên, dạy dỗ, dọa nạt, quát mắng cũng được sao cho họ sợ, mở đường cho người ta làm lại”. Tôi đã nghe lời ông.
Chuyện thứ hai
Vào những năm 1977 - 1978, ở cơ quan, ông gặp "nạn"; ở trường, tôi phải chuyện không vui. Cũng là việc "làm ơn mắc oán" cả thôi.
Chiều chiều, sau giờ làm việc chúng tôi thường dạo chơi trò chuyện. Một buổi ông nói: “Cả một đời làm quản lý tôi nghiệm ra một điều: làm quản lý thì có lúc ngọt bùi và đắng cay; nhưng ngọt bùi thì đừng tận hưởng; còn đắng cay thì chớ nản lòng…" Tôi ngẫm thật chí lý.
Ông mất năm 1989, cách đây 15 năm, lúc ông mới 62 tuổi. Trên bàn thờ bố mẹ tôi có chân dung ông. Sáng trước khi đi làm tôi thắp hương nhớ tới người sinh thành ra tôi và nhớ tới người thầy của “trường đời”.
Lời tự ngẫm
Ở đời có hai loại Trường: Trường học và Trường đời.
Trường học có quá nhiều điều giới hạn. Trường đời là bao la vô tận. Thầy của Trường đời do ta tự chọn. Những điều học được ở Trường học do thầy đánh giá nhưng điều tích cóp được ởTrường đời do mình tự kiểm định. Ông cha ta dạy bảo: “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy! Trò muốn thành thầy ắt phải có thầy. Đã là thầy rồi liệu có cần thầy nữa không? Tôi tự bảo: “Có”. Đó là thầy của Trường đời.
PGS.TS. Hoàng Kim Giao