PGS.TS Phạm Văn Dũng khuyên sinh viên không nên lựa chọn đề tài có giới hạn quá rộng hoặc quá hẹp, gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài sau khi được nghiên cứu cần phải đóng góp và giải quyết được vấn đề mới. Muốn chọn được đề tài phù hợp, sinh viên cần phải đọc nhiều tài liệu có nguồn tin cậy như tài liệu trên các thư viện, tạp chí kinh tế… và tự tìm ra cho mình từ 2 - 3 hướng đề tài để có sự lựa chọn hợp lý nhất.
Một khâu cũng rất cần được chú trọng là việc làm đề cương cho đề tài nghiên cứu. Đề cương được coi là cấu trúc, là căn cứ để sinh viên dựa vào đó thu thập tài liệu, giải quyết các vấn đề sao cho có tập trung, chuyên sâu và đầy đủ.
Ngoài ra, PGS.TS Phạm Văn Dũng cho rằng bên cạnh những phương pháp nhiên cứu truyền thống như tổng hợp, logic lịch sử… thì sinh viên có thể kết hợp nghiên cứu bằng những phương pháp hiện đại như: định lượng, sử dụng phần mềm máy tính để tính toán số liệu hay nghiên cứu điển hình (case study).
Trong chương trình, sinh viên còn được Ban Chủ nhiệm khoa giải đáp rất nhiều thắc mắc liên quan, giúp sinh viên thuận lợi hơn khi tham gia nghiên cứu.