Ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đặc biệt, tham dự diễn đàn có ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường; PGS.TS Lê Bộ Lĩnh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; PGS.TS. Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo sư Dato’ Saifuddin Abdulah - Thứ trưởng Bộ Giáo dục Malaysia; Tiến sĩ Dato’ Michael Yeoh - Viện Nghiên cứu lãnh đạo và Chiến lược Châu Á.
GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu chào mừng đại biểu các nước tới dự diễn đàn
Buổi sáng, các đại biểu tham dự diễn đàn trao đổi ở cấp Bộ với chủ đề “Chiến lược và chính sách mới vì giáo dục xanh” gồm các nội dung:
- Thiết lập nền tảng chung về Giáo dục Xanh của khu vực
Nhiều bài tham luận đã được đưa ra thu hút sự quan tâm của các đại biểu
- Nền tảng giáo dục xanh
- Công nghệ hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục xanh
- Cơ sở hạ tầng
- Cách thức các trường đại học có thể hỗ trợ để tạo ra kỹ thuật xanh
- Nghiên cứu điển hình tại các quốc gia ASEAN bước đầu thực hiện giáo dục xanh.
Ở nhóm 1, có tham luận của GS.Ediberto C.de Jesus, Chủ tịch, Học viện quản lý ASEAN, Philippines; GS. Hà Tôn Vinh, Giám đốc Tổ hợp Giáo dục, Đào tạo và Tư vấn Quốc tế Stellar Management; Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Dự án Đại học Quốc tế Trí Việt. Nội dung chính gồm:
- Sự tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp và những hàm ý cho giáo dục tư
- Cơ hội công bằng trong giáo dục cho mọi người. Có chăng giáo dục tư chỉ dành cho những người xuất sắc?
- Đảm bảo chất lượng trong tư nhân hoá giáo dục - Làm sao để các trường đại học tư có thể dung hòa giữa những mục tiêu lợi nhuận và chất lượng giáo dục
- Giáo dục đại học, những người đóng vai trò chính trong ngành và thị trường lao động
- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ngay sau khi ra trường? Kiểm định chất lượng đại học có thể giúp rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và ứng dụng thực tiễn?
- Đưa giáo dục xanh vào giảng dạy vì mục tiêu phát triển bền vững
Cuối ngày, Diễn đàn đã thống nhất ra Tuyên bố chung về Giáo dục xanh.
Thông tin về các đơn vị tổ chức Diễn đàn giáo dục ASEAN lần thứ III Về Viện Chiến lược và Lãnh đạo Châu Á: Về Đại học Quốc gia Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là trường đại học hiện đại đầu tiên của Việt Nam được thành lập và là một trong hai Đại học Quốc gia của Việt Nam. Tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội là Đại học Đông Dương, được thành lập vào ngày 16/5/1906. ĐHQGHN đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. ĐHQGHN có vị trí đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, hoạt động theo thể chế đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ. Các trường đại học và khoa thành viên của ĐHQGHN có tư cách pháp nhân riêng, đó là các đơn vị đào tạo và nghiên cứu hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Khoa học - Công nghệ Việt Nam. Về Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tiền thân là Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội (1974 - 1995), Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (1995 - 1999) và Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN (1999 – tháng 3/2007). 30 năm sau khi thành lập, Trường ĐHKT đã đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần đáng kể vào công tác giáo dục - đào tạo của ĐHQGHN cũng như của quốc gia nói chung. Nhà trường đã khẳng định được vị trí là một đơn vị giáo dục và nghiên cứu tin cậy, được đánh giá cao trong xã hội Việt Nam. |