Tên đề tài luận án: Vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Ngọc Quang 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/03/1989 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3565/QĐ-ĐHKT
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số 4276/QĐ-ĐHKT ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị 9. Mã số: 9310102.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Anh Tài
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xác lập khung phân tích về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải từ 2014 đến 2023 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện vai trò này trong giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2040.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ở Việt Nam. Trong các lĩnh vực vận tải, dịch vụ taxi công nghệ và xe ôm công nghệ là mô hình kinh tế chia sẻ điển hình. Do đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ những thực trạng của vai trò Nhà nước đối với hai lĩnh vực này.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong Luận án này, tác giả đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, thống kê mô tả, thống kê so sánh và có sử dụng nghiên cứu định lượng trong đánh giá một phần hiệu quả quản lý nhà nước.
- Đóng góp mới: về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa và bổ sung một số lý luận về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải trên phương diện của khoa học Kinh tế chính trị như bổ sung các khái niệm kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải, vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải. Luận án cũng hệ thống hóa được các lý luận về các tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải. Thông qua hệ thống hóa các lý luận liên quan, luận án đã đưa ra được khung phân tích về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải về các nội dung quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khung phân tích được xác lập, Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ vận tải theo các nội dung chính về vai trò của nhà nước từ năm 2014 đến năm 2023. Từ đó chỉ ra những điểm mạnh và điểm hạn chế, cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế của vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ vận tải. Ngoài ra, Luận án cũng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước và đưa ra giải pháp tận dụng các nhân tố này nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích và hiệu quả cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện vai trò nhà nước. Qua đó, các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực chia sẻ vận tải sẽ đảm bảo được quyền lợi của bản thân và tránh các rủi ro do các thất bại thị trường tạo ra.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án gợi ý một số hướng nghiên cứu trong vấn đề này như sau:
- Nghiên cứu về các quy định bảo vệ người tiêu dùng: Các mô hình chia sẻ xe đã thay đổi đặc thù ngành vận tải và taxi truyền thống, và cần có các nghiên cứu tập trung sâu hơn vào nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm các biện pháp liên quan đến an toàn của khách hàng, giá cả và chất lượng dịch vụ.
- Nghiên cứu về các quy định cạnh tranh và chống độc quyền: Mô hình chia sẻ xe đã ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành vận tải truyền thống và tạo lo ngại về thực trạng độc quyền của một số doanh nghiệp lớn trong thị trường. Cần có các nghiên cứu về khung pháp lý có thể cân bằng giữa thực trạng cạnh tranh và độc quyền, đảm bảo phúc lợi của người tiêu dùng cũng như động lực phát triển của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu các quy định về môi trường: Mô hình chia sẻ xe có tác động đáng kể đến môi trường, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng phương tiện gia tăng. Nghiên cứu có thể tập trung vào việc khám phá các khung pháp lý tốt nhất có thể thúc đẩy các hoạt động giao thông bền vững, chẳng hạn như sử dụng xe điện và đi chung xe.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|---|
1 | Hoàng Ngọc Quang, (2021), Tác động của đại dịch Covid-19 tới thu nhập của nhóm tài xế công nghệ tại Việt Nam, tạp chí Kinh tế và dự báo, trang 68-70, tháng 09/2021 |
2 | Hoang Ngoc Quang, (2021), Regulation on Ride-sharing business model: International Experience and Lesson for Vietnam, VNU JS Economics and Business, 12/2021, p.36-44 |
3 | Hoang Ngoc Quang, Nguyen Xuan Thanh. (2023). The current status of policy management for technology drivers in Vietnam, International Conference: Commerce and Distribution, 03/2023, p.434-443, ISBN: 978-604-84-7106-4 |
4 | Hoang Ngoc Quang, (2022), Factors affecting the decision of ride-hailing drivers in selection of transportation sectors: a multivariate analysis, International Conference: Digital transformation in international supply chain, 12/2022, p.227-241, ISBN: 978-604-386-713-8 |
Xem thêm thông tin luận án tại đây./.