Tên đề tài luận án: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên văn phòng tại các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Hoàng Phương 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/08/1990 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3686/QĐ-ĐHKT ngày 28/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 4267/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2020 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo.
7. Tên đề tài luận án: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên văn phòng tại các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sáu yếu tố có ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viên văn phòng FDI Hà Nội theo mức độ từ cao đến thấp, bao gồm: Đào tạo và thăng tiến với β = 0,240, p < 0,01, t = 4,397; Thu nhập với β = 0,179, p < 0,01, t = 2,987; Tự chủ trong công việc với β = 0,154, p < 0,01, t = 3,272; Phúc lợi với β = 0,138, p < 0,05, t = 2,200; Điều kiện làm việc với β = 0,131, p < 0,05, t = 2,258; Mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp với β = 0,131, p < 0,05, t = 2,110. Yếu tố Đặc điểm công việc có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên văn phòng FDI Hà Nội nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” liên quan và ảnh hưởng ở mức độ cao nhất đến sự hài lòng của nhân viên văn phòng FDI Hà Nội. Đây là yếu tố đặc trưng của văn hóa Phương đông. Phát hiện thực tế này cho chúng ta thấy, văn hóa có vai trò đặc biệt trong phát triển bền vững; phù hợp với lý luận của Đảng và Nhà nước, coi văn hóa là nguồn tài nguyên.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng trung gian cho thấy, năm yếu tố ảnh hưởng gián tiếp có ý nghĩa thống kê đến Lòng trung thành của nhân viên văn phòng FDI Hà Nội thông qua Sự hài lòng của họ, bao gồm: Thu nhập với t = 2,530, p < 0,05; Điều kiện làm việc với t = 1,979, p < 0,05; Đào tạo và thăng tiến với t = 2,650, p < 0,01; Quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp với t = 2,010, p < 0,05; Tự chủ trong công việc t = 2,378, p < 0,05.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của Luận án chính xác, có độ tin cậy cao cho phép ứng dụng trong thực tiễn như sau:
- Trên cơ sở nguồn lực hiện có, các tổ chức, doanh nghiệp FDI có thể ưu tiên lựa chọn các yếu tố liên quan có mức độ tác động lớn hơn để đầu tư nâng cao sự hài lòng của người lao động; góp phần duy trì ổn định, an toàn và hiệu quả. Tiếp tục quan tâm đầu tư cho các yếu tố liên quan khác phù hợp với khả năng trong quá trình quá trình phát triển.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và các giải pháp Luận án đề xuất, các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với văn hóa Việt nam và địa phương sở tại; đặc biệt chú ý cơ sở khoa học của các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người lao động để đảm bảo đầu tư hiệu quả và phát triển bền vững. Coi văn hóa là nguồn tài nguyên quí giá, lợi thế sẵn có cần được phát huy.
- Các cấp có thẩm quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội nghề nghiệp tăng cường truyền thông, kiểm tra, giám sát, đặc biệt chú ý đến các giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên văn phòng FDI qua những đề xuất Luận án. Khuyến khích thực hiện tốt các tiêu chí văn hóa doanh nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền ban hành; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
- Tham khảo cơ sở các dữ liệu khoa học của Luận án để làm căn cứ triển khai xây dựng chính sách, tiêu chuẩn đặc thù, hợp lý để lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp có truyền thống nhân văn, triết lý kinh doanh hài hòa lợi ích; góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển xanh, bền vững theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất: Nên tăng cỡ mẫu điều tra (lựa chọn sai số ước lượng từ 5÷10% tùy điều kiện), áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, để đảm bảo thiết kế nghiên cứu được chặt chẽ hơn.
Thứ hai: Nên thực hiện các nghiên cứu trong những khoảng thời gian dài và lặp lại để đánh giá các xu hướng thay đổi được tốt hơn.
Thứ ba: Thực hiện phối hợp sâu hơn giữa các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính bằng các kỹ thuật như phỏng vấn sâu sau nghiên cứu định lượng để tìm hiểu sâu hơn các thông tin bên trong từ người lao động.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|---|
1 | Anh Tuan PHAM, Truc Le NGUYEN, Xuan Trong HOANG, Hoang Phuong TRINH, Thi Van Anh LE, Van Anh VU, Trung Kien DANG, The Kien NGUYEN, Green performance and employees’ citizenship behavior: examining the role of employees’ pride and commitment, GeoJournal of Tourism and Geosites ISSN 2065-1198, E-ISSN 2065-0817, Year XIV, vol. 36, no. 2spl, 2021, p.563-570. |
2 | Hoang Phuong TRINH, Hong Van DAO, The Kien NGUYEN, What determines employees’ job satisfaction and loyalty? An evidence from Vietnamese enterprises, IJAAS International Journal of advanced and applied sciences, Volume 10, Volume 10, Issue 2, P.67-76. |
3 | Trịnh Hoàng Phương, Nguyễn Mạnh Tuân, Nguyễn Thế Kiên, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn bố lâu dài với công ty của người lao động trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 24/2022, trg: 89-92. |
4 | Trịnh Hoàng Phương, Nguyễn Mạnh Tuân, Nguyễn Thế Kiên, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 45/2022. |
>> Xem Thông tin luận án tại đây.