Thông tin về luận án tiến sĩ của NCS Ngô Anh Phương
30/12/2020 15:28

Tên luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Anh Phương 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/7/1976                                         

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2349/QĐ-ĐHKT ngày 25/8/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 1926/QĐ-ĐHKT ngày 14/07/2017 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Ngô Anh Phương, Khóa QH-2016-E;

- Quyết định số 3743/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Ngô Anh Phương, Khóa QH-2016-E;

- Quyết định số 4113/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo;

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

9. Mã số: 9340201.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Thị Thanh Tú

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Trên cơ sở xem xét thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam và kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm cho thấy:

(i) Hiện tại ở Việt Nam chưa có một ngân hàng nào thực sự được coi là Ngân hàng xanh, mà mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ xanh của ngân hàng hay các hoạt động cho vay gắn với các cam kết về môi trường. Cùng với với các nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý và triển khai thực hiện, đến nay dư nợ tín dụng xanh ngày càng tăng lên với tỷ trọng cũng tăng lên tương ứng.
(ii) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam đang ở mức 3 - Hoạt động kinh doanh có hệ thống, trong đó, hầu hết các quy trình, sản phẩm của ngân hàng đều tuân thủ nguyên tắc “xanh”, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” ở trên 4 giác độ: con người, quy trình, nguyên tắc và mục đích. Tuy nhiên, điểm số chưa đạt 4/5 - mức điểm số thấp, thể hiện việc các chuyên gia, các nhà quản lý ngân hàng chưa hoàn toàn đồng ý với cấp độ phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đang diễn ra trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng thời qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh cho thấy có 04 nhóm nhân tố tác động gồm: các yếu tố vĩ mô (YTVM) có tác động lớn nhất tới sự phát triển ngân hàng xanh tại Việt nam, tiếp đó đó nhóm nhân tố năng lực tài chính của ngân hàng (NLTC), nhóm nhân tố chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển ngân hàng xanh (CSHT) và cuối cùng là nhóm nhân tố nhu cầu đầu tư xanh của các tổ chức kinh doanh (NCDTX) có tác động tới sự phát triển ngân hàng xanh tại Việt nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển ngân hàng xanh là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Để phát triển ngân hàng xanh thì bên cạnh các yếu tố vĩ mô thì Các chính sách của Chính phủ nên hướng tới khuyến khích và tạo nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp/hoạt động “xanh”. Mặt khác, cũng rất cần có những hệ thống văn bản, quy định đồng bộ, có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng xanh hoạt động. Bên cạnh đó “nguồn cầu” cho phát triển xanh là vô cùng quan trọng. Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ thôi thức các doanh nghiệp hướng tới sản xuất xanh thay vì chạy theo lợi nhuận, tạo ra phát thải carbon lớn, gây ô nhiễm môi trường. Do đó nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp là điều cần phải làm hiện nay tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả đạt được, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam đến năm 2030 trên các khía cạnh: (i) yếu tố kinh tế vĩ mô; (ii) nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng; (iii) chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển ngân hàng xanh; (iv) tăng cường, khuyến khích đầu tư xanh của các tổ chức kinh doanh.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có những đóng góp về mặt thực tiễn như sau:

(i) Luận án giúp làm rõ thực trạng mức độ phát triển NHX ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế,
(ii) Kết quả của luận án giúp cho các NHTM cũng như các nhà quản lý về ngân hàng nhận biết được các nhân tố, cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của NHX ở Việt Nam. Từ đó có thể giúp các NHTM có các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của NHX ở Việt Nam.
(iii) Luận án góp phần gợi mở một số khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển NHX ở Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã mở ra các hướng nghiên cứu mới mà tác giả có thể hướng tới thông qua mở rộng phạm vi, đối tượng khảo sát, cũng như các nhân tố trong mô hình. Đây cũng chính là một trong những định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Ngô Anh Phương , 2020. Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, Tháng 10/2020 (739), trang 19-23.

2.. Ngô Anh Phương, 2020. Đánh giá mức độ phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Tạp chí kinh tế tài chính Việt Nam, Số 04 năm 2020, Trang 37-47.

3. Ngo Anh Phuong, 2020. Factors affecting the development of green banks in Vietnam, [online] Available at: <http://www.growingscience.com/ac/Vol6/ac_2020_93.pdf> [Accessed 18 July 2020].

4. Ngô Anh Phương và các cộng sự, 2020. Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế ở Việt Nam, Hà nội: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật;

5. Ngô Anh Phương và các cộng sự, 2020, Đề tài cấp nhà nước Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh tại Việt Nam, Mã số KX.01.27/16-20, Bộ Khoa học và Công Nghệ, Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Quốc Gia, 2020. Hà nội Tháng 05 năm 2020 (Trần Thị Thanh Tú, chủ nhiệm đề tài).

6. Trần Thị Thanh Tú, Ngô Anh Phương, Nguyễn Thị Nhung, 2019. Nghiên cứu thực nghiệm : Cấp độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng ngân hàng xanh tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số Chuyên đề đặc biệt 2019, trang 26-39.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN