Kiểm định chất lượng CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành KTPT Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
07/01/2021 08:07
Ngày 30/12/2020 vừa qua, Đoàn công tác của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN do Hiệu trưởng Nhà trường PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê dẫn đầu đã có buổi báo cáo và giải trình các kết quả thực hiện tự đánh giá CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành KTPT tại Hội đồng ĐBCL
Tham
gia đoàn có ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng
Giáo dục, TS. Lưu Quốc Đạt - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN.
Buổi
làm việc nằm trong khuôn khổ kế hoạch công tác Kiểm định chất lượng của Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN năm 2020 và hoàn thành mốc chỉ tiêu 100% các chương
trình đào tạo (CTĐT) ở bậc cử nhân được KĐCL và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn
theo bộ tiêu chuẩn KĐCL CTĐT của Bộ GD&ĐT.
TS. Lưu Quốc Đạt - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN chia sẻ về nội dung buổi làm việc
Tại
buổi làm việc, Đoàn công tác của Trường Đại học Kinh tế đã đã nêu rõ: Thực trạng của CTĐT ở tất cả các lĩnh vực hoạt động dựa
trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ GDĐH do Bộ
GD&ĐT ban hành; Tìm ra điểm mạnh và điểm tồn tại của chương trình; Đề xuất kế hoạch hành động cụ thể nhằm tiếp tục phát
huy các điểm mạnh và từng bước cải tiến điểm còn tồn tại, nâng cao chất lượng
các hoạt động của CTĐT.
Với định hướng phát triển hội nhập quốc tế,
việc KĐCL được Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chú trọng thực
hiện không chỉ để khẳng định chất lượng đào tạo của từng ngành mà còn tạo tiền
đề để tiến hành kiểm định quốc tế, phát triển bền vững và hội nhập toàn cầu.
Với việc hoàn thành mục tiêu giai đoạn đầu thực hiện KĐCL trong nước, Ban Giám
hiệu Trường ĐHKT đã giao cho Tổ đề án xây dựng và triển khai "Đề án đổi mới hoạt
động giảng dạy tại Trường ĐHKT - ĐHQGHN”, tiếp tục thực hiện tự đánh giá và
nhận diện các CTĐT theo bộ tiêu chuẩn ACBSP của Tổ chức kiểm định các trường
học và chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ (ACBSP) tiến tới đăng ký thực
hiện KĐCL, với mục tiêu đến năm 2023 Trường sẽ có ít nhất 2 CTĐT được KĐCL theo
chuẩn ACBSP và được cấp chứng nhận đạt chuẩn.
Hiệu
trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê phát biểu
về định hướng phát triển ngành Kinh tế phát triển trong thời gian sắp
tới Tại phiên họp thứ 10 của Hội đồng KĐCLGD, GS.TS.
Trần Văn Nam - Trưởng đoàn đánh giá ngoài của CTĐT cũng đã nêu rõ kết quả đánh
giá độc lập của Đoàn với Hội đồng về các điểm mạnh và điểm đang cải tiến của
CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành KTPT trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng
12/2020; GS.TS Trần Văn Nam đánh giá cao Báo cáo tự
đánh giá CTĐT ngành KTPT của Trường ĐHKT - ĐHQGHN; ông đặc biệt nhấn
mạnh đến các hoạt động cải tiến chương trình giáo dục của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN
nói chung và Khoa Kinh tế Phát triển nói riêng trong giai đoạn 2018 - 2020 đã
hướng đến học tập trải nghiệm và tạo tiền đề cho sinh viên tốt nghiệp phát
triển năng lực thực tế và có việc làm đúng với ngành đào tạo trên cơ sở tăng
cường sự kết nối giữa nhà trường - tổ chức/doanh nghiệp - người học.
Các thành viên của Đoàn kiểm định đánh giá cao báo đánh giá của ĐHKT và đưa ra các ý kiến đóng góp cho thay đổi của Nhà trường Dựa trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, các nội dung
báo cáo tóm tắt và kết quả giải trình của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN và Đoàn
đánh giá ngoài, 100% thành viên Hội đồng đã thông qua nghị quyết về việc thẩm
định kết quả đánh giá chất lượng CTĐT; các kiến nghị về việc đề nghị Trường ĐH
Kinh tế khắc phục những tồn tại, tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT.
Đại diện Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chụp ảnh kỷ niệm với Hội đồng kiểm định chất lượng phiên họp thứ 10 Căn cứ Điều 23, Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT
ngày 29/11/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về quy định và chu kỳ KĐCL CTĐT của
các trường ĐH, CĐ và TCCN và với kết quả đạt được, Hội đồng đã đề nghị Giám đốc
Trung tâm KĐCLGD - Đại học Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng
CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành KTPT Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN theo quy định
hiện hành với kết quả 90% tiêu chí “đạt yêu cầu”.
Nguyễn Thị Minh Phượng