Nhóm nghiên cứu đã làm việc với các chuyên gia về quản trị công ty, rủi ro môi trường và trái phiếu xanh tại trụ sở của IFC ở Johanesberg, 1 trong 3 thủ đô của Nam Phi. Đây đồng thời cũng là trụ sở chính của IFC ở Châu Phi. Nhóm nghiên cứu đã chia sẻ kết quả nghiên cứu của đề tài, trao đổi về thực tế phát triển hệ thống ngân hàng xanh và trái phiếu xanh ở Việt Nam. Các chuyên gia của IFC đã thảo luận, góp ý về các kết quả nghiên cứu cũng như các gợi ý chính sách cho Việt Nam từ kinh nghiệm của IFC và Nam Phi trong phát triển hệ thống tài chính xanh. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia về quản trị rủi ro trách nhiệm xã hội và môi trường của IFC về các khó khăn, vướng mắc và vai trò của Chính phủ Nam Phi trong phát triển hệ thống tài chính xanh và đầu tư xanh ở Nam Phi.
Nhóm NC làm việc với IFC tại Nam Phi
Nhóm nghiên cứu cũng đã đi khảo sát, tham quan và học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống đầu tư xanh, đặc biệt là hệ thống năng lượng tái tạo, hệ thống tiết kiệm nước, hệ thống xử lý rác thải ở Capetown, thành phố thứ hai của Nam Phi. Nền kinh tế đứng thứ nhất ở Châu Phi với mức thu nhập bình quân đầu người hon 6300$/năm được đóng góp chủ yếu với các ngành công nghiệp khai khoáng, tài chính và du lịch. Khu vực tư nhân và các tổ chức nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển đầu tư xanh và kinh tế xanh, trong khi đó, vai trò của Chính phủ chưa thật sự rõ ràng.
Nhóm nghiên cứu phỏng vấn sâu với các chuyên gia tại Nam Phi
Kết thúc chuyến khảo sát và tham quan Nam Phi, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả nghiên cứu và phỏng vấn sâu hữu ích, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách để thúc đẩy hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng mở ra các cơ hội hợp tác và nghiên cứu với các đối tác mới ở khu vực Châu Phi.
Phỏng vấn sâu với đại diện công ty du lịch, ngành kinh tế xanh đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng GDP của Nam Phi