Các bài tham luận tập trung thảo luận các vấn đề trọng yếu của kỷ nguyên số, GPAC 2019 là diễn đàn để các giáo sư, sinh viên từ 7 trường đại học chia sẻ, trao đổi, thảo luận về các chủ đề liên quan đến tình hình hiện tại của các nền kinh tế số ở châu Á và đề xuất các chiến lược và chính sách kinh tế.
Với mục đích tạo nên một sân chơi học thuật và văn hóa cho sinh viên Châu Á, GPAC 2019 mang đến cơ hội quý báu về giao lưu văn hóa, học thuật, xã hội. Ban tổ chức hy vọng các đoàn sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời khi tham gia GPAC 2019, gặp gỡ những người bạn mới và tận hưởng chuyến thăm Việt Nam trong những ngày tới.
Sau các phiên thảo luận, mỗi phiên sẽ chọn ra 1 bài thuyết trình tốt nhất để trình bày trong phiên toàn thể vào buổi chiều. Trong ngày 28/8, phiên toàn thể chọn ra được 6 bài thuyết trình tốt nhất để thảo luận vào phiên toàn thể (2 tham luận được chọn ra từ phiên đầu tiên - Tài chính Ngân hàng và Kế toán quốc tế do có rất nhiều tham luận xuất sắc).
Tham luận được trình bày lần lượt từ tất cả các đội
Giảng viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tham gia vào ban giám khảo tại các phiên thảo luận
Một số bài tham luận với chủ đề nóng gây được nhiều ấn tượng với các giáo sư như Phân tích các vấn đề của nền tảng cho vay P2P tại Trung Quốc; Chiến lược cạnh tranh cho thanh toán di động ở châu Á; Hiệu quả của quản trị doanh nghiệp và các sản phẩm tài chính đối với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng tại Hàn Quốc - So sánh KakaoBank và K Bank; Thị trường thanh toán di động trực tuyến tại Việt Nam: Một cách tiếp cận theo kinh nghiệm; Một nghiên cứu về mục đích sử dụng xe chung đối với sinh viên sống ở Tokyo và các khu vực lân cận... các giáo sư đánh giá chung chất lượng chuyên môn của các tham luận rất cao và đồng đều, đặc biệt có nhiều bài tham luận nghiên cứu về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nền kinh tế số ở Châu Á, hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp ô tô nhận được rất nhiều lời khen ngợi.
Ngoài những hoạt động giao lưu học thuật, trước đó, ngày 27/8 sinh viên tham gia diễn đàn đã có cơ hội được trải nghiệm và tham quan những địa danh nổi tiếng của Việt Nam như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố cổ Hà Nội... hay được thưởng thức những đặc sản, trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội tốt để sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN giới thiệu, quảng bá hình ảnh về Trường và Việt Nam tới đông đảo bạn bè trong khu vực.
Chiều cùng ngày 29/8, Diễn đàn đã chính thức bế mạc, các thành viên các đội được trao giấy chứng nhận của Ban tổ chức. Phát biểu tại lễ bế mạc, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã gửi lời cảm ơn đến các giáo sư, sinh viên của 7 trường đại học Châu Á đã cùng nhau tạo nên một GPAC thành công và nhiều ý nghĩa. Bà cũng gửi lời cảm ơn tới các tình nguyện viên đã nhiệt tình hỗ trợ Ban tổ chức, các đoàn trong công tác hậu cần để sự kiện thành công rực rỡ.
GS. Sachihito Harashima - Hiệu trưởng ĐH Chiba và PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN trao chứng nhận cho đội ĐH Meio, Nhật Bản
GPAC 2019 đã khép lại, hẹn gặp lại tất cả mọi người tại GPAC 2020 ở Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc.
- Báo Giáo dục Thời đại: Sôi nổi các chủ đề nóng thảo luận tại GPAC 2019
- Báo Tuổi trẻ thủ đô: Diễn đàn Sinh viên châu Á tại Hà Nội thu hút nhiều trường ĐH quốc tế