Tham dự buổi làm việc về phía ĐHQGHN còn có Giám đốc Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn; lãnh đạo các ban chức năng thuộc ĐHQGHN; về phía Trường ĐH Kinh tế có PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuân - Phó Hiệu trưởng cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trường.
Buổi làm việc trên tinh thần xây dựng, chia sẻ và hướng tới mục tiêu cụ thể
Tiếp theo chương trình, PGS.TS Trần Thị Thanh Tú - Chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng đã trình bày đề án đổi mới chương trình giảng dạy trong năm học tới. Bản đề án do PGS.TS Trần Thị Thanh Tú trình bày tập trung vào một số vấn đề như đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới hình thức thực tập thực tế, đổi mới cách đánh giá kết quả, đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên… đặc biệt là xây dựng hệ thống E-learning, tiến đến năm 2020 sẽ có ít nhất 2 môn học được dạy bằng phương pháp này tại mỗi ngành.
Sau phần trình bày của PGS.TS Trần Thị Thanh Tú, đoàn công tác của ĐHQGHN đã có nhiều ý kiến đóng góp cho đề án. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, đề án thể hiện được phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, được thực hiện công phu và cho thấy tầm nhìn chiến lược của Trường ĐHKT. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra một số vấn đề cần thay đổi mạnh mẽ hơn như đẩy mạnh dạy Toán giải tích cho sinh viên Kinh tế, đổi mới giảng dạy các học phần đại cương,...
Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã đánh giá cao cách tiếp cận đề án đổi mới, cách trình bày mạch lạc, khoa học, đặc biệt cho thấy khả năng hội nhập quốc tế gắn với thực tiễn là rất rõ ràng. Giám đốc ĐHQGHN cũng lưu ý, bản đề án phải mang tính hành động, thiết thực hơn nữa; việc tương tác góp ý cũng sinh viên phải tăng lên, đổi mới cần phải làm toàn diện từ gốc đến ngọn, từ cách kiểm tra đến đánh giá, đặc biệt đánh giá chính qua sự thấu cảm của giảng viên để đánh giá năng lực chứ không hẳn chỉ dựa vào giấy tờ, con số và cần rà soát đề án theo hướng lượng hóa những cái mới mà chúng ta cần đến.
Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cho rằng, để đổi mới bền vững thì cần phải
kiểm định hàng năm và cần phải lượng hóa được các tiêu chí để đo lường, đánh
giá. Bên cạnh đó, quá trình giảng dạy cần có sự minh bạch và chuyên nghiệp cao.
Phó Giám đốc ĐHQGHN cho rằng sự hứng khởi của các đơn vị trong ĐHQGHN là
nền tảng cho tương lai đổi mới của toàn hệ thống đào tạo, ông đánh giá
rất cao mô hình đưa doanh nghiệp tham gia vào đào tạo của Trường ĐH Kinh
tế, cho rằng như vậy sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn. Ông cũng khuyến
khích Nhà trường đưa sinh viên ra quốc tế nhiều hơn nữa thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu quốc tế…
Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đóng góp ý kiến
Đây là đợt làm việc của lãnh đạo ĐHQGHN với các trường đại học trực thuộc nhằm khảo sát, đánh giá hoạt động giảng dạy tại các đơn vị trong lộ trình đổi mới hoạt động giảng dạy. Các đơn vị đào tạo sẽ xây dựng đề án và lộ trình chi tiết đổi mới hoạt động giảng dạy tại đơn vị mình, tập trung vào các nội dung chính là đề xuất các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc thù đơn vị, mở rộng và số hóa hệ thống học liệu và đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất thông minh.
__________
Tin liên quan:
- Hoạt động giảng dạy theo hướng đổi mới sáng tạo, con người giữ vai trò trung tâm