Năm 2018 Học viện Tài chính là trường đăng cai tổ chức Hội thảo ICYREB. Tham dự hội thảo, về phía Học viện Tài chính có PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện cùng các nhà khoa học của Học viện. Về phía các trường đồng tổ chức, có đại diện các trường đồng tổ chức: PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Trần Thị Vân Hoa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD; PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương; PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương Mại; PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng; PGS.TS Trương Tấn Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế; PGS.TS Võ Thị Thuý Anh - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng; PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Đặc biệt, đến tham dự với Hội thảo và là diễn giả chính tại Hội thảo có hai nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực kinh tế là GS. Nguyễn Đức Khương - Phó Giám đốc Nghiên cứu tại Trường Kinh doanh IPAG (Pháp) và GS. Mark Holmes - Chủ tịch Hiệp hội các nhà kinh tế học New Zealand.
Ngoài ra, Hội thảo còn có sự góp mặt của các nhà khoa học trong nước đến từ các trường trên toàn quốc và các trường đại học nước ngoài thuộc Indonesia, Malaysia, Philipine, Anh, New Zealand, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc cùng sinh viên và các phóng viên báo đài đến đưa tin Hội thảo.
Hội thảo đã thu hút đựợc 32 trường đại học, học viện trong và ngoài nước tham gia viết bài trong đó có 22 trường trong nước và 10 trường quốc tế; có 175 bài viết gửi hội thảo, 128 bài viết duyệt kỷ đăng trong kỷ yếu; trong đó, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã có 2 giảng viên trẻ là TS. Trịnh Thị Phan Lan và TS. Nguyễn Phương Mai gửi bài viết tham dự và cả 2 bài đều đủ điều kiện thuyết trình và đăng kỷ yếu Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trong Cơ - Giám đốc Học viện tin tưởng rằng: Hội thảo này là cơ hội để các nhà khoa học tham gia hội thảo trao đổi những ý tưởng, các vấn đề lý thuyết và thực nghiệm về chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam, đó là “khởi nghiệp sáng tạo”. Hội thảo là cầu nối quan trọng cho sự giao lưu, trao đổi và hợp tác trong nghiên cứu khoa học giữa các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam từ các trường đại học, học viện trong nước và các nhà hoạch định chính sách với các nhà nghiên cứu, chuyên gia trên thế giới.
Trong khuôn khổ của Hội thảo, diện ra 8 phiên thảo luận theo chủ đề để các nhà khoa học bảo vệ bài viết của mình, trong đó có 3 chủ đề thảo luận bằng tiếng Anh và 5 chủ đề thảo luận bằng tiếng Việt.