Kế hoạch tuyển sinh CTĐT Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính năm 2017
15/01/2017 09:25



Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến kế hoạch tuyển sinh CTĐT Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính năm 2017 như sau:

1. Giới thiệu chương trình đào tạo

Chương trình Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính là chương trình đào tạo thạc sĩ mới trên thế giới, xuất hiện lần đầu tiên năm 2008 tại trường ĐH Boston - Mỹ và sau đó là một số trường đại học lớn trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân sự có khả năng phân tích, tư vấn, quản trị chiến lược và quản trị rủi ro trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Tại Việt Nam, đây là chương trình đầu tiên và duy nhất đào tạo Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính, tích hợp cả hai chuyên ngành quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng vào cùng một chương trình đào tạo.

Đối tượng tuyển sinh của chương trình là các cán bộ lãnh đạo trong các ngân hàng và tổ chức tài chính tại Việt Nam hoặc có ít nhất 2 năm kinh nghiệm công tác trong các tổ chức tài chính. Kế thừa các quan điểm mới và hiện đại của Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên nghiệp quản trị các tổ chức tài chính (Executive Master in Management of Financial Institutions) của Trường Đại học Madrid, Tây Ban Nha, chương trình Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN mang đậm tính quốc tế, và có tới 50% giảng viên là chuyên gia thực tiễn đến từ các tổ chức, hiệp hội, trường đại học có tiếng của Việt Nam và thế giới.

2. Tổ chức đào tạo

- Thời gian đào tạo: 24 tháng

- Tổ chức đào tạo: Tổ chức học vào cuối tuần (cả ngày thứ 7 và Chủ nhật).

- Kinh phí đào tạo: 150 triệu đồng/ học viên/ khóa học, đã bao gồm chi phí tài liệu cho học viên, ăn nhẹ giữa giờ, thực tập thực tế trong nước tại các tổ chức tài chính.

3. Thi tuyển đầu vào

3.1 Các môn thi tuyển

- Môn cơ bản: Đánh giá năng lực

- Môn cơ sở: Kinh tế Tiền tệ - Ngân hàng

- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh

(Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh B1 hoặc tương đương được miễn thi Tiếng Anh, chi tiết xem tại mục 6)

3.2 Thời gian thi

  • Đợt 1: Dự kiến thi tuyển vào tháng 4/2017
  • Đợt 2: Dự kiến thi tuyển vào tháng 9/2017

4. Điều kiện dự tuyển

4.1.Điều kiện văn bằng

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính - ngân hàng hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - ngân hàng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức 2 học phần: Quản trị học (3 TC) và Quản trị tài chính (3 TC);

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức 02 học phần: Kinh tế tiền tệ ngân hàng (3TC) và Quản trị ngân hàng thương mại (3TC);

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức 04 học phần: Quản trị học (3TC), Quản trị tài chính (3TC), Kinh tế tiền tệ ngân hàng (3TC) và Quản trị ngân hàng thương mại (3TC);

Danh mục các ngành gần: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh), Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng.

4.2. Điều kiện thâm niên công tác

Thí sinh đủ điều kiện dự tuyển khi đáp ứng được tối thiểu 1 trong 2 yêu cầu dưới đây:

- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác trong các tổ chức tài chính hoặc Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng trong các doanh nghiệp (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày dự thi).

- Đang đảm nhiệm vị trí quản lý trong các tổ chức tài chính tín dụng, từ cấp Phòng trở lênhoặc tương đương.

5. Bổ sung kiến thức và hệ thống hóa kiến thức

5.1. Bổ sung kiến thức

- Thí sinh phải hoàn thành chương trình Bổ sung kiến thức trước khi dự thi (theo hướng dẫn tại mục 4.1)

- Thời gian đăng ký học BSKT:

  • Đợt 1: Từ 01/12/2016 - 31/12/2016
  • Đợt 2: Từ 02/02/2017 - 05/03/2017

- Hồ sơ đăng ký học BSKT: Bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học (bản phô tô công chứng), Đơn xin học BSKT (tải tại đây)

* Lưu ý: Đối với văn bằng đại học do các Trường Đại học nước ngoài cấp, hồ sơ phải có giấy công nhận tại Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp.

- Thời gian học và thi các môn BSKT:

  • Đợt 1: Dự kiến 01/01/2017 - 31/01/2017
  • Đợt 2: Dự kiến 10/03/2017 - 31/03/2017

- Địa điểm đăng ký: Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Phòng 512, nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 043 7547 506 (máy lẻ 553)

5.2. Hệ thống hóa kiến thức (đối với các môn thi tuyển đầu vào)

  • Đợt 1: Dự kiến tháng 3/2017
  • Đợt 2: Dự kiến tháng 8/2017

(Chi tiết xem trên website của Trường Đại học Kinh tế: http://ueb.edu.vn)

6. Điều kiện miễn thi tiếng Anh

Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn môn thi tiếng Anh:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (học bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh;

- Có chứng chỉ trình độtiếng Anh tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 4 và Phụ lục 5).

- Lưu ý: Các chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức nước ngoài cấp của thí sinh sẽ được gửi Trường Đại học Ngoại ngữ thẩm định tính xác thực của chứng chỉ trước khi công nhận tương đương. Các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấptrường Đại học Kinh tế sẽ gửi cho các cơ sở cấp chứng chỉ để thẩm định tính xác thực của chứng chỉ. Thí sinh phải chịu trách nhiệm theo các quy định tuyển sinh Sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội về tính xác thực của chứng chỉ đã nộp.

7. Hồ sơ tuyển sinh

- Thời gian phát hành:

  • Đợt 1: dự kiến tháng 2/2017
  • Đợt 2: dự kiến tháng 7/2017

- Thời hạn nộp hồ sơ:

  • Đợt 1: dự kiến tháng 3/2017
  • Đợt 2: dự kiến tháng 8/2017

- Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Phòng 512, nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 043 7547 506 (máy lẻ 553), HOTLINE: 0898.58.33.88

8. Chính sách học bổng

Để khuyến khích học viên tham gia học tập và nghiên cứu, chương trình cũng thiết kế một số suất học bổng lên đến 15 triệu đồng , học bổng sẽ được xét duyệt và đánh giá hàng năm trên cơ sở kết quả kiểm tra thi đầu vào cũng như kết quả học tập hàng năm của học viên.

9. Buổi giới thiệu thông tin tuyển sinh

- Thời gian: dự kiến 17/03/2017

- Nội dung: Giới thiệu chương trình đào tạo, giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và tổ chức đào tạo.

- Địa điểm: Phòng 801, nhà E4, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

10. Địa điểm liên hệ:

Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Phòng 512, nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 043 7547 506 (máy lẻ 553). Hotline: 0898.58.33.88

Website: http://ueb.edu.vn; http://qttctc.edu.vn

Điều phối viên chương trình: Nguyễn Thị Thu

Email: thu6899@vnu.edu.vn

Hotline: 0898.58.33.88


Trường ĐHKT - ĐHQGHN