Seminar “Nhận diện, bản chất và sự cần thiết của việc nghiên cứu nhóm lợi ích trong bối cảnh hiện nay”
15/11/2013 10:43
Ngày 15/11/2013 vừa qua, trong khung khổ chuỗi Hội thảo Chính sách công, Khoa Kinh tế Phát triển (KTPT), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức seminar “Nhận diện, bản chất và sự cần thiết của việc nghiên cứu nhóm lợi ích trong bối cảnh hiện nay”.
Seminar được tổ chức nhằm tạo sự quan tâm, thu hút và kết nối giữa các nhà nghiên cứu, quản lý, nhà hoạch định chính sách quan tâm đến vấn đề “nhóm lợi ích”; cũng như tìm kiếm những nhận định và quan điểm khoa học đối với vấn đề này, tạo đà đẩy mạnh xu hướng nghiên cứu khoa học về “nhóm lợi ích”.
Tham dự chương trình có các chuyên gia đến từ các viện và trung tâm nghiên cứu, các giảng viên và cộng tác viên của Khoa KTPT cùng các giảng viên khác thuộc Trường ĐHKT. Tại đây, TS. Bùi Đại Dũng - Chủ nhiệm Bộ môn Chính sách công (Khoa KTPT) có bài trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về “nhóm lợi ích” do nhóm nghiên cứu thuộc Khoa KTPT thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng,việc làm rõ bản chất của “nhóm lợi ích” với các điều kiện tồn tại, vận động của nó là cần thiết để có thể lý giải cơ chế tác động của nhóm lợi ích đến sự phát triển bền vững của quốc gia, cũng như đi đến những giải pháp khả thi và hữu ích mà thực tiễn đặt ra. Nghiên cứu cũng khẳng định, “nhóm lợi ích” là một phạm trù lịch sử, tồn tại một cách khách quan. Những tác động và điều kiện tác động của “nhóm lợi ích” là đối tượng cần được nghiên cứu để đi đến những giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia/nhân loại.
Tham dự chương trình có các chuyên gia đến từ các viện và trung tâm nghiên cứu, các giảng viên và cộng tác viên của Khoa KTPT cùng các giảng viên khác thuộc Trường ĐHKT. Tại đây, TS. Bùi Đại Dũng - Chủ nhiệm Bộ môn Chính sách công (Khoa KTPT) có bài trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về “nhóm lợi ích” do nhóm nghiên cứu thuộc Khoa KTPT thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng,việc làm rõ bản chất của “nhóm lợi ích” với các điều kiện tồn tại, vận động của nó là cần thiết để có thể lý giải cơ chế tác động của nhóm lợi ích đến sự phát triển bền vững của quốc gia, cũng như đi đến những giải pháp khả thi và hữu ích mà thực tiễn đặt ra. Nghiên cứu cũng khẳng định, “nhóm lợi ích” là một phạm trù lịch sử, tồn tại một cách khách quan. Những tác động và điều kiện tác động của “nhóm lợi ích” là đối tượng cần được nghiên cứu để đi đến những giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia/nhân loại.
TS. Bùi Đại Dũng trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu Khoa KTPT về "nhóm lợi ích"
Thảo luận về những kết quả nghiên cứu này, các đại biểu tham dự đều đánh giá cao việc nghiên cứu về “nhóm lợi ích” của tập thể tác giả. Đặc biệt nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng về phương pháp luận và kinh nghiệm thực tế; mặt khác tạo cơ sở để có hướng đi bài bản và chắc chắn hơn cho những nghiên cứu tiếp theo. Một số ý kiến cho rằng, cần có những tổng quan chi tiết hơn về những nghiên cứu ở Việt Nam; cần mở rộng khái niệm, làm rõ hơn về khung khổ, cách nhìn nhận và phương pháp tiếp cận đối với Việt Nam cũng như những tác động của nhóm lợi ích đối với chính trị, kinh tế, xã hội.
Phát biểu tổng kết seminar, TS. Vũ Quốc Huy - Chủ nhiệm Khoa KTPT khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu “nhóm lợi ích”, qua đó sẽ giúp nhìn nhận về “nhóm lợi ích” như một hiện thực khách quan trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu nên bắt đầu từ sự tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế và vận dụng các khuôn khổ lý thuyết trong điều kiện của nước ta; từng bước xác định hướng nghiên cứu ưu tiên và triển khai một số nghiên cứu cụ thể. Lãnh đạo Khoa KTPT cũng cảm ơn những đóng góp thiết thực của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và hy vọng rằng trong tương lai có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới nghiên cứu giữa Khoa KTPT và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này.
Phát biểu tổng kết seminar, TS. Vũ Quốc Huy - Chủ nhiệm Khoa KTPT khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu “nhóm lợi ích”, qua đó sẽ giúp nhìn nhận về “nhóm lợi ích” như một hiện thực khách quan trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu nên bắt đầu từ sự tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế và vận dụng các khuôn khổ lý thuyết trong điều kiện của nước ta; từng bước xác định hướng nghiên cứu ưu tiên và triển khai một số nghiên cứu cụ thể. Lãnh đạo Khoa KTPT cũng cảm ơn những đóng góp thiết thực của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và hy vọng rằng trong tương lai có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới nghiên cứu giữa Khoa KTPT và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này.
Hoa Hạnh (Khoa KTPT)- Ảnh: Thanh Thúy