1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Đình Viên
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 26-03-1963
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1893/QĐ-SĐH ngày 26/6/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 962/QĐ-ĐHKT ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên Đề tài luận án tiến sĩ.
7. Tên luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình
8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế 9. Mã số: 62 31 01 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên
- Hướng dẫn phụ: TS. Đoàn Hồng Quang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Làm rõ cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi; tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng; các nhân tố ảnh hưởng.
- Tổng kết và làm rõ một số bài học kinh nghiệm về thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi từ một số nước.
- Phân tích thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam trở thành nước MIC.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho các mục tiêu phát triển của Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Quan hệ giữa nợ công và các nguồn vốn vay ưu đãi trong bối cảnh Việt Nam đã là nước có mức thu nhập trung bình.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Bùi Đình Viên (2015), Kinh nghiệm quản lý các nguồn vốn ưu đãi của một số quốc gia có mức thu nhập trung bình và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 69, tháng 8 năm 2015, trang 29-36.
[2] Bùi Đình Viên, Phạm Thị Hồng Điệp (2015), “ Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 236, tháng 9 năm 2015, trang 76-80.
[3] Bùi Đình Viên, Phạm Thị Hồng Điệp (2012), “Thu hút, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 194, tháng 4 năm 2012, trang 49-53.
[4] Bùi Đình Viên (2009), “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Ốt-xtrây-li-a cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 161, tháng 6 năm 2009, trang 28-32.
[5] Bùi Đình Viên (2007), “Chặng đường 30 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế Liên hợp quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (70), tháng 9 năm 2007, trang 34-41.