Tọa đàm khoa học: Cách hiểu về Kinh tế học Phát triển
14/09/2015 10:26
Ngày 10/9/2015, Khoa Kinh tế phát triển (KTPT), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức toạ đàm khoa học với chủ đề "Cách hiểu về Kinh tế học Phát triển" với sự tham gia và thuyết trình của GS. Adam Fforde đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế học chiến lược Victoria, Đại học Victoria (Úc).
Buổi toạ đàm có sự tham gia của các cộng tác viên Khoa KTPT tới từ các trường Đại học Thương mại, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các giảng viên của Khoa KTPT cùng các sinh viên quan tâm tới chủ đề này.
Phát biểu khai mạc toạ đàm, TS. Nguyễn Quốc Việt - Chủ nhiệm Khoa KTPT đã giới thiệu về các hướng nghiên cứu chính của GS. Adam Fforde và nhấn mạnh ông là người có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về Kinh tế học Phát triển và đặc biệt là quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam.
Tại toạ đàm, GS. Adam Fforde đã giới thiệu về cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu của mình "Cách hiểu về Kinh tế học Phát triển - Những thách thức đối với khoa học phát triển" - cuốn sách đã từng được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên năm 4 hoặc thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển tại Trường Đại học Melbourne.
Phát biểu khai mạc toạ đàm, TS. Nguyễn Quốc Việt - Chủ nhiệm Khoa KTPT đã giới thiệu về các hướng nghiên cứu chính của GS. Adam Fforde và nhấn mạnh ông là người có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về Kinh tế học Phát triển và đặc biệt là quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam.
Tại toạ đàm, GS. Adam Fforde đã giới thiệu về cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu của mình "Cách hiểu về Kinh tế học Phát triển - Những thách thức đối với khoa học phát triển" - cuốn sách đã từng được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên năm 4 hoặc thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển tại Trường Đại học Melbourne.
|
||
Trong đó, ông đã trình bày một quan điểm mới về Kinh tế phát triển, khác biệt với các quan điểm chính thống. Cụ thể, cuốn sách của ông tập trung vào trả lời 4 câu hỏi chính: (1) Kinh tế học Phát triển thuộc dạng khoa học nào? (2) Tại sao các lý thuyết Kinh tế học Phát triển không nên mang tính dự báo? (3) Kinh tế học Phát triển hiểu thế nào về trường hợp một chủ thể vừa sản xuất vừa tiêu dùng hàng hoá và trường hợp sản xuất kết hợp? (4) Tại sao chính sách và kết quả chính sách trên toàn cầu thường không có mối quan hệ ý nghĩa?
Nội dung cuốn sách đã nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực từ phía người tham dự. Các khách mời đều cho rằng quan điểm mới được GS. Adam Fforde trình bày trong cuốn sách rất có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam.
Cũng trong tọa đàm, nhiều câu hỏi liên quan tới Kinh tế học Phát triển nói chung và quan điểm mới của GS. Adam Fforde nói riêng, cách áp dụng các lý thuyết Kinh tế học Phát triển ở Việt Nam, phương pháp nghiên cứu Kinh tế học Phát triển,… đã được đưa ra thảo luận sôi nổi và hiệu quả.
Kết thúc buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Việt đã cảm ơn sự tham dự của các cộng tác viên, giảng viên và sinh viên. Ông cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác, đóng góp từ phía các nhà khoa học, các giảng viên và cộng tác viên để có thể tổ chức được nhiều toạ đàm mang tính học thuật và chất lượng hơn nữa.
Nội dung cuốn sách đã nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực từ phía người tham dự. Các khách mời đều cho rằng quan điểm mới được GS. Adam Fforde trình bày trong cuốn sách rất có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam.
Cũng trong tọa đàm, nhiều câu hỏi liên quan tới Kinh tế học Phát triển nói chung và quan điểm mới của GS. Adam Fforde nói riêng, cách áp dụng các lý thuyết Kinh tế học Phát triển ở Việt Nam, phương pháp nghiên cứu Kinh tế học Phát triển,… đã được đưa ra thảo luận sôi nổi và hiệu quả.
Kết thúc buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Việt đã cảm ơn sự tham dự của các cộng tác viên, giảng viên và sinh viên. Ông cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác, đóng góp từ phía các nhà khoa học, các giảng viên và cộng tác viên để có thể tổ chức được nhiều toạ đàm mang tính học thuật và chất lượng hơn nữa.
GS. Adam Fforde là một học giả có gắn bó mật thiết với giới học thuật và nghiên cứu về kinh tế, chính sách công tại Việt Nam. Trong quá khứ, ông đã từng có thời gian thực tập nghiên cứu sinh tại Việt Nam từ năm 1985 đến 1986 và đã từng được các giảng viên ở Khoa Kinh tế Chính trị, tiền thân của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN giảng dạy. Cùng ngày, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tiếp xã giao GS. Adam Fforde và trao đổi về tiềm năng hợp tác với nhóm nghiên cứu của GS tại Trường Đại học Victoria (Úc). Ông cũng bày tỏ hy vọng Giáo sư sẽ có thể thường xuyên sang giảng dạy và trao đổi học thuật với Trường Đại học Kinh tế nói chung và Khoa Kinh tế Phát triển nói riêng. |
Tin: Ngô Minh Nam (Khoa KTPT) - Ảnh: Thạch Anh