Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Trâm
07/04/2015 09:07

1. Tên luận án: Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An


2. Tác giả: NCS. Nguyễn Thị Trâm
3. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
4. Mã số: 62.31.01.01
5. Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Phan
6. Tên đơn vị đào tạo: Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
7. Tóm tắt một số nội dung chính

7.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An.

7.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận án khảo sát điều tra dữ liệu thu hồi đất tại các huyện, thành thị nơi có diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn, tốc độ ĐTH nhanh, đang phát triển nhiều KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Về thời gian: Luận án phân tích dữ liệu có liên quan đến giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến hết tháng 12/2014.

- Về nội dung nghiên cứu: Với nội hàm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH gồm nhiều nội dung khác nhau. Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu: giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An.

7.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
7.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Để góp phần bổ sung lý thuyết giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH nói chung và giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An, nghiên cứu của Luận án này nhằm các mục tiêu:

 - Hệ thống hoá lý luận về GQVL và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH.

 - Nghiên cứu kinh nghiệm GQVL và BĐĐS cho người lao động bị thu hồi đất của một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Nghệ An.

 - Phân tích thực trạng GQVL và BĐĐS cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

 Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hơn vấn đề này ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

7.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời các câu hỏi cụ thể sau:

Câu 1: Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH cần được thực hiện theo quan điểm nào? Trách nhiệm thuộc về ai?

Câu 2: Sử dụng mô hình nghiên cứu nào để giải quyết vấn đề việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất và mối quan hệ giữa giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống?

Câu 3: Bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH của các tỉnh thành trong cả nước?

Câu 4: Áp dụng kinh nghiệm của các tỉnh, thành trong cả nước vào giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An như thế nào? Trên cơ sở đó thì cơ chế, cách thức giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH như thế nào để tỉnh Nghệ An vận dụng vào việc giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

7.3. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử., phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích định lượng để đánh giá thực trạng GQVLvà BĐĐS cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An.

Phương pháp điều tra: điều tra chọn mẫu gián tiếp thông qua bảng hỏi kết hợp với phương pháp quan sát trực tiếp về tình hình giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất ở các địa bàn điều tra.

Về đối tượng, mục đích, nội dung điều tra đã được tác giả trình bày trong phụ lục 2 của luận án. Tại mỗi Huyện tác giả điều tra 50 hộ nông dân, tuy nhiên, trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không được sử dụng do các hộ nông dân không đưa ra phương án trả lới đầy đủ. Do các phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên trước khi thu hồi nên tác giả không sử dụng mô hình SPSS để xử lý số liệu mà tác giả chỉ sử dụng phương pháp thống kê, phân tích số liệu. Khi tác giả sử dụng số liệu bằng phương pháp thống kê, tùy từng câu hỏi khác nhau sẽ có số mẫu trả lời khác nhau. Tuy vậy, tác giả cho rằng với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của mình, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

7.4. Những đóng góp mới của luận án:

Bên cạnh các đóng góp về mặt hệ thống hóa lý luận về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH, Luận án có những đóng góp mới sau:

Thứ nhất, qua đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, tìm ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về GQVLvà BĐĐS cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH.

Thứ hai, phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm và đời sống của người dân có đất bị thu hồi trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh nghệ An từ năm 2001 đến nay.        

Thứ ba, phát hiện, đánh giá những mặt làm được và những mặt chưa làm được của chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu hồi đất, giải quyết đền bù giải tỏa, tái định cư, tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp GQVL và BĐĐS cho người lao động bị thu hồi đất đạt hiệu quả.


UEB_net