- Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Nguyên
- Tên luận án: Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng
- Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
- Tên đơn vị đào tạo SĐH: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
II. Thông tin chính của luận án:
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Từ việc làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng ĐBSH giai đoạn 2001 - 2012, luận án đề ra các quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - những con người đã, đang và sẽ thực hiện các công việc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng các yêu cầu của quá trình này ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê nhằm làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và tính thuyết phục trong các đề xuất về quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng.
3. Các kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở phân tích khái niệm, các tiêu chí đánh giá, yếu tố tác động, vai trò, đặc điểm, xu hướng vận động và những yêu cầu đối với nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tổng kết một số kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, luận án đã làm rõ thực trạng nguồn nhân lực, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cho nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Luận án đề xuất 5 quan điểm, 7 nhóm giải pháp với 17 giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônvùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020. Trong đó một số nhóm giải pháp cẩn được tập trung quan tâm: Phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Tăng cường, đổi mới sự quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực.
Với những quan điểm và giải pháp mà luận án đưa ra cả ở tầm vi mô và vĩ mô, được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, có ưu tiên, tập trung một số giải pháp quan trọng sẽ thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.