Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ và góp phần nâng cao chất lượng trải nghiệm học tập toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng này cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho sinh viên. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN hiện đang là một trong những đơn vị đi đầu trong xu hướng quốc tế hóa giáo dục và là một đơn vị thuộc Trường, Khoa Kinh tế phát triển không nằm ngoài xu hướng đó.
Không
chỉ có những thay đổi trong chương trình đào tạo, những năm vừa qua, Khoa Kinh
tế phát triển ngày càng có những thay đổi trong việc kết nối, mở rộng mạng lưới
liên kết quốc tế nhằm hỗ trợ tối đa sinh viên của Khoa.
Đổi mới
chương trình đào tạo gắn với thực tiễn và hội nhập quốc tế
Sinh
viên theo học ngành Kinh tế phát triển được học tập và nghiên cứu các lĩnh vực
hiện đại nhất về kinh tế hiện nay, gồm kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế
hành vi, kinh tế công cộng, chính sách công và chính sách phát triển, kinh tế
tài nguyên và môi trường, kinh tế học phát triển bền vững.
Trong
quá trình học, sinh viên có 3 đợt thực tập chuyên ngành, trong đó sinh viên năm
thứ ba có thể thực tập ở nước ngoài, ưu tiên các nước trong khu vực Đông Nam Á,
Đông Á và các nước phát triển trên thế giới.
Thêm
vào đó, sinh viên được tạo cơ hội tham dự các hội thảo quốc tế, các buổi thỉnh
giảng do những chuyên gia/giáo sư nước ngoài đảm nhiệm, được tạo điều kiện tham
gia vào các dự án của giảng viên.
Gia
tăng các cơ hội học bổng từ các Trường Đại học uy tín trên thế giới
Trong
năm học 2020-2021, Trường Đại học Laval (Quebec, Canada) đã thông báo tài trợ học
bổng nghiên cứu dành cho sinh viên và học viên cao học Khoa Kinh tế phát triển,
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Học bổng được trao trực tiếp cho các sinh viên
có đề tài NCKH sinh viên xuất sắc, sinh viên thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, học
viên cao học chuyên ngành Chính sách công và phát triển. Các đề tài nghiên cứu
về kinh tế và phát triển miền núi được khuyến khích hơn khi trao học bổng này. Đây
là quỹ học bổng lớn và có tính cạnh tranh cao. Tất cả sinh viên ngành Kinh tế
phát triển năm cuối đều được khuyến khích tham gia quỹ học bổng. Trung bình mỗi
suất học bổng trị giá 500 - 2000 USD.