Trang tin tức sự kiện

Đài Loan qua lăng kính của học giả Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

TS. Nguyễn Thị Phi Nga trao đổi khoa học tại Trường ĐH Chính trị, Đài Loan (NCCU)
Được cử sang Đài Loan nghiên cứu một năm (từ tháng 1 đến tháng 12/2020), TS. Nguyễn Thị Phi Nga, giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có những cảm nhận khó quên và trân trọng giới thiệu với bạn đọc nhằm giúp những ai muốn tìm hiểu về Đài Loan sẽ có một đánh giá khách quan hơn về con người và cuộc sống nơi đây.


Được coi là con rồng của châu Á, Đài Loan được nhiều quốc gia biết đến bởi những địa điểm thăm quan nổi tiếng, ẩm thực đặc sắc và văn hóa độc đáo. Đài Loan là một trong số những điểm đến thân thiện trên thế giới mà chúng ta có thể khám phá.

Về vị trí địa lý, Đài Loan là một hòn đảo ở khu vực phía đông châu Á thuộc sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc. Phía Nam đảo Đài Loan giáp biển Đông, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Đông Hải Trung. Do vị trí địa lý thuận lợi nên Đài Loan cũng là điểm dừng chân của nhiều chuyến bay Châu Á và quốc tế.

 

 TS. Nguyễn Thị Phi Nga có những chia sẻ khoa học với nghiên cứu sinh Trường Đại học Chính trị (NCCU)

Đài Loan với tên gọi “Formosa” nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp” với hình dạng như một chiếc lá trên bản đồ thế giới. Sở hữu đường bờ biển trải dài cùng với sự ưu đãi của nhiên nhiên, Đài loan thật xứng với tên gọi “hòn đảo xinh đẹp”. Thời tiết khí hậu ở Đài Loan có bốn mùa, thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới và đặc biệt giống với khí hậu miền Bắc Việt Nam.

Về kinh tế, Đài Loan được mệnh danh là “con rồng Châu Á”, được thiên nhiên ưu đãi và trải qua các bước thăng trầm nền kinh tế Đài Loan đã phát triển thành một trong những quốc gia hàng đầu khu vực châu Á, hàng năm thu hút hàng triệu nguồn lao động từ các quốc gia khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của Đài Loan chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đài Loan có một nền kinh tế tự do, phát triển mạnh các ngành như điện tử điện lạnh, thương mại và kỹ thuật công nghệ cao…

Về quan hệ ngoại giao, Đài Loan có quan hệ với hơn 140 nước, là thành viên của 11 tổ chức quốc tế, có văn phòng đại diện tại nhiều nước và hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế phi chính phủ.

Ngôn ngữ riêng của người Đài Loan là tiếng Quan Thoại. Tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ phổ biến nhất ở xã hội Đài Loan hiện đại và đã trở thành ngôn ngữ chính thức của Đài Loan từ năm 1945.

Ngoài tiếng Đài Loan, tiếng Anh cũng được sử dụng rất rộng rãi và được xem là ngôn ngữ thứ hai tại nơi đây. Tôn giáo chủ yếu ở Đài Loan là Phật giáo với 93% dân số.

Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, có nhiều nét tương đồng với sinh hoạt của người Việt Nam như sử dụng cả lịch dương và lịch âm, duy trì phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng một và các ngày tết, ngày giỗ thờ cúng cha mẹ và tổ tiên.

Trong văn hóa giao tiếp, về cơ bản người Đài Loan lễ độ với người lớn tuổi hơn mình và giữ khoảng cách với người khác giới.

Trên đây là đôi nét giới thiệu với bạn đọc về đất nước, con người Đài Loan cho những ai quan tâm. Ngoài việc tìm hiểu về con người và đất nước Đài Loan cũng như chính sách hướng Nam mới của Tổng thống Thái Văn Anh, TS. Nguyễn Thị Phi Nga cũng đã tham gia thỉnh giảng các chuyên đề cho nghiên cứu sinh ngành Marketing và Quản trị nhân sự tại Khoa Thương mại thuộc Trường Đại học Chính trị (NCCU); giảng dạy chuyên đề về kinh tế, văn hóa Việt nam cho sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước Đông Nam Á tại Đại học Quốc gia Chengchi (NCCU) - nơi mà học giả được lựa chọn nghiên cứu trong suốt quá trình công tác tại Đài Loan.

Thông qua nội dung bài giảng, sinh viên Đài Loan và sinh viên quốc tế thấu hiểu hơn về Việt Nam, một xứ sở đang được cả thế giới trân trọng với những thành tựu đáng khâm phục trong đại dịch Corona virus - một thảm họa toàn cầu trong năm 2020, đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong quản lý xã hội và y học của Việt Nam.

Hy vọng với những kiến thức thu nhận được sau quá trình nghiên cứu tại Đài Loan, TS. Nguyễn Thị Phi Nga sẽ là một tác nhân thúc đẩy mối quan hệ giữa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với một số trường đại học tại Đài Loan, mở ra một trang sử mới trong trao đổi khoa học của tầng lớp trí thức giữa đôi bên./.


Phi Nga

Tag:


Video
QC trái 1
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành