New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phạm Nhật Linh

Đề tài: Quản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Nhật Linh                           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 21/12/1990                                                            4. Nơi sinh: Nga

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:  1999/QĐ-ĐHKT

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số 2166/QĐ-ĐHKT ngày  14 tháng  7 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế                                            9. Mã số: 9340410.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Văn Chiến và TS Nguyễn Thùy Anh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

 - Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra giải pháp để thực hiện đúng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ, thực hiện CMCN 4.0 ở Việt Nam.

- Đối tượng nghiên cứu: Ngày nay, công nghệ đang trở thành nguồn lực trực tiếp quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động kinh tế, từ đó quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Vì vậy, phát triển công nghệ đang trở thành yêu cầu cấp bách với mọi quốc gia. Để phát triển công nghệ, cần có sự tham gia của các chủ thể kinh tế thị trường. Phát triển công nghệ phải dựa trên nền tảng kinh tế thị trường hiện đại, mang tính toàn cầu. Đặc biệt, phát triển công nghệ phải dựa vào CMCN 4.0 và góp phần thực hiện cuộc cách mạng này ở Việt Nam.

Dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án không đơn thuần nghiên cứu phát triển công nghệ, mà phát triển công nghệ gắn với vai trò của chủ thể nhà nước, trong mối quan hệ với các chủ thể sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình)

   -  Phương pháp nghiên cứu: Bộ dữ liệu được sử dụng trong luận án được trích từ Khảo sát Doanh nghiệp Việt Nam 2020 thực hiện bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp phân tích SWOT dụng để phân tích và chỉ ra điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weaknesses) của QLNN về phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0. Phương pháp SWOT cũng được sử dụng nhằm phân tích và chỉ ra những cơ hội, thách thức trong phát triển công nghệ trong thời gian tới và phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình hồi quy logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghệ của doanh nghiệp.

- Đóng góp mới: 

- Về lý luận: Xác định nội dung vai trò và phương thức thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ trong mối quan hệ với thị trường; trên cơ sở đó xem xét nhà nước đã phát huy những ưu thế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường trong phát triển công nghệ như thế nào.

- Đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2023; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất những quan điểm định hướng và giải pháp để phát huy quản lý nhà nước thúc đẩy phát triển công nghệ ở Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2045.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Luận án gợi ý một số hướng nghiên cứu trong vấn đề này như sau:

- Thứ nhất, có thể tăng cường các nghiên cứu định lượng để làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và phát triển công nghệ theo chuỗi thời gian để thấy rõ tác động của các nội dung thể hiện vai trò quản lý nhà nước đến sự phát triển công nghệ

- Thứ hai, trong tương lai, có thể xem xét các nhân tố khác có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong phát triển công nghệ.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Phạm Văn Dũng, Phạm Nhật Linh (2020), Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, số 576, tháng 11 năm 2020, trang 16-19

2

Phạm Nhật Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh (2021), Development of FinTech crowdfunding in era 4.0: Policy implications for Vietnam. The 6th International Conference on Accounting and Finance, tháng 6 năm 2021, trang 57-67

 

3

Phạm Nhật Linh (2021), Thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hội thảo “Sinh viên khoa học toàn cầu”, lần thứ nhất, tháng 10 năm 2021, trang 67-69

4

Bùi Thị Quyên, Phạm Nhật Linh (2021), Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp bưu chính có vốn tư nhân. Hội thảo “Quản trị nhân sự trong môi trường phức hợp toàn cầu”, tháng 10 năm 2021, trang 150-159

5

Phạm Nhật Linh (2023), Impact of Artificial Intelligence and Digital Economy on Fourth Industrial Revolution: Evidence From Vietnam. Hội thảo: Kinh tế số: định vị, nhận diện các tiềm năng và thách thức, tháng 8 năm 2023, trang 92-103

6

Phạm Nhật Linh (2023), Industrial Revolution 4.0 and the Global Supply Chain: Lessons from Vietnam and challenges facing businesses. Conference on International Economics Cooperation and Integration (CIECI),lần thứ 11, tháng 11 năm 2023, trang 43-81

Xem thêm thông tin luận án tại đây./.


Phòng Đào tạo

FullName Email
Address Security code EYKBOP
Content