New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Thủy

Tên đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam”.


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Thủy       2. Giới tính: Nữ 

3. Ngày sinh:           14-10-1977                                 4. Nơi sinh: Thái Bình 

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3110/QĐ-ĐHKT ngày 19/11/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, thời hạn từ ngày 19/11/2018 đến ngày 19/11/2021, văn bản gia hạn số 3910 ngày 8/12/2021.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không

7. Tên đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam”.

8. Chuyên ngành:     Quản trị kinh doanh           9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nhâm Phong Tuân 

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục tiêu tổng quát: Luận án tập trung nghiên cứu nội hàm sự linh hoạt của chuỗi cung ứng (SCF) và xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến SCF tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó, luận án góp phần làm giàu cơ sở lý luận về SCF đồng thời đề xuất các hàm ý quản trị giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể ứng dụng vấn đề này vào thực tế nhằm thúc đẩy SCF tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. 

Mục tiêu cụ thể: (1)  Xây dựng được định nghĩa, khung lý thuyết đo lường SCF và các yếu tố ảnh hưởng đến SCF tại doanh nghiệp sản xuất; (2) Đánh giá thực trạng SCF và các yếu tố ảnh hưởng tới SCF tại doanh nghiệp sản xuất; (3) Đề xuất được các khuyến nghị, hàm ý quản trị về các yếu tố ảnh hưởng đến SCF nhằm cải thiện vấn đề này tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.   

Câu hỏi nghiên cứu: (1) SCF tại doanh nghiệp sản xuất là gì? (2) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến SCF tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam? (3) Có những đề xuất/hàm ý quản trị nào đối với các các yếu tố ảnh hưởng đến SCF giúp cải thiện SCF tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam?

Đối tượng nghiên cứu: Trọng tâm của luận án là nghiên cứu các nội dung về bản chất, nội hàm sự linh hoạt của chuỗi cung ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian, luận án phân tích thực trạng sự linh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT). Tác giả lựa chọn nghiên cứu sâu chuỗi cung ứng được kiến tạo bởi các doanh nghiệp này do ngành công nghiệp CBCT giữ vị trí nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước, luôn chiểm tỷ trọng lớn nhất trong GDP và tăng dần qua các năm. Các doanh nghiệp này cũng giữ vai trò trung tâm trong hoạt động tạo việc làm cho người lao động. Điều đáng chú ý là trị giá xuất, nhập khẩu của ngành CBCT là rất lớn, dẫn chứng là trong những năm gần đây trị giá xuất khẩu chiếm hơn 90% của cả nước. Điều này cũng thể hiện những rủi ro mà ngành CBCT có thể gặp phải trong bối cảnh thị trường thế giới thay đổi nhanh chóng. Dó đó, việc lựa chọn các doanh nghiệp CBCT để nghiên cứu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp này là có ý nghĩa và mang tính thời sự.   

Phạm vi nghiên cứu về thời gian, các dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu được tiến hành thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 7/2023. Các nguồn dữ liệu thứ cấp và tài liệu tham khảo được chắt lọc và hướng đến những công bố gần nhất được cộng đồng nhà khoa học trích dẫn phổ biến tính đến hết năm 2022. 

Ngoài ra, về phạm vi lý thuyết của nghiên cứu này, NCS phân biệt khái niệm “flexibility” (sự linh hoạt) và “agility” (sự nhanh nhạy, phản ứng nhanh) của chuỗi cung ứng. Trong khi “flexibility” liên quan đến khả năng thích ứng và linh hoạt của chuỗi cung ứng (Prater và cộng sự, 2001), thì “agility” tập trung nhiều hơn vào tốc độ hoặc thời gian cần thiết để thích ứng (Swafford và cộng sự, 2008; Gligor, 2014). Trong nghiên cứu này, NCS tập trung nghiên cứu sự linh hoạt của chuỗi cung ứng.

Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành thành luận án, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm giải đáp thỏa đáng các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các khoảng trống nghiên cứu. Sự kết hợp này nhằm khai thác lợi thế và sự bổ sung cho nhau của các phương pháp, bao gồm: (1) Phương pháp nghiên cứu tại bàn; (2) Phương pháp nghiên cứu định tính; (3) Phương pháp nghiên cứu định lượng. Nội dung của từng phương pháp được NCS đề cập chi tiết trong chương 3 của luận án. 

Các kết quả chính: Luận án đã chứng minh và khẳng định sự ảnh hưởng tích cực của nhóm các yếu tố thuộc nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp (Con người, Máy móc thiết bị, Quản trị, Thông tin…) có ảnh hưởng trực tiếp đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Bên cạnh đó, quy mô và tuổi đời doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự linh hoạt của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp này. Luận án còn chắt lọc một số phát hiện chính sau: (1) Mức độ hiểu và vận dụng sự linh hoạt của chuỗi cung ứng trong vận hành và quản lý chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam mới đang ở giai đoạn khởi đầu. (2) Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang theo đuổi các giải pháp mang tính phân tán, chưa khai thác đồng bộ và triệt để các yếu tố thuộc nguồn lực chính của mình trong việc cải thiện sự linh hoạt của chuỗi cung ứng.

Đóng góp của luận án: Luận án đã giải quyết triệt để những khoảng trống nghiên cứu cả về nội dung, bối cảnh và phạm vi nghiên cứu từ đó mang lại những đóng góp có giá trị về mặt lý luận. Các học giả trước đó xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến SCF một cách đơn lẻ, phân tán. Kết quả của nghiên cứu này chỉ rõ các yếu tố thuộc nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp sản xuất cần được khai thác đồng bộ nhằm đạt được SCF từ đó thúc đẩy khả năng ứng phó của chuỗi cung ứng trước những rủi ro và biến động cầu, bao gồm: (1) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (2) Chiến lược chuỗi cung ứng; (3) Chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng; (4) Mối quan hệ với nhà cung cấp; (5) Nhân viên đa chức năng; (6) MMTB, cơ sở vật chất đa năng. Thay vì nghiên cứu SCF và yếu tố ảnh hưởng trong một ngành hẹp thì nghiên cứu viên đã lựa chọn hướng nghiên cứu đối với lĩnh vực sản xuất mà đại diện là các doanh nghiệp thuộc công nghiệp chế biến chế tạo góp phần làm đa dạng về phạm vi nghiên cứu. Đây là lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới tại Việt Nam và nghiên cứu sinh là một trong những người đầu tiên nghiên cứu sâu chủ đề SCF và các yếu tố ảnh hưởng đến SCF trong một bối cảnh mới tại Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế năng động hàng đầu tại châu Á.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Sự linh hoạt của chuỗi cung ứng là một khái niệm rộng, rất có thể còn có nhiều khía cạnh khác trong tương lai cần tiếp tục nghiên cứu và làm giàu thêm cơ sở lý luận về vấn đề này. Trong tương lai, NCS có thể mở rộng nghiên cứu, ứng dụng kết quả của luận án đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác ví dụ như lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Bên cạnh đó, nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến SCF có thể là năng lực tài chính của doanh nghiệp cần được xem xét trong các nghiên cứu tiếp theo. Nội dung của chiến lược chuỗi cung ứng cần được xem xét cụ thể là những chiến lược nào và sự tác động của từng chiến lược này đến các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng. Trong tương lại, cần có các nghiên cứu đánh giá chi phí của doanh nghiệp khi thực hiện SCF và chi tiết loại linh hoạt nào phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, quy mô và tuổi đời của doanh nghiệp. 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Nguyen Thanh Thuy, Determine the priority level of factors influencing the supply chain flexibility in manufacturing businesses in Vietnam.       

Journal of Research in Business and Management Volume 11 ~ Issue 9, 2023 

pp: 14-17  ISSN(Online): 2347-3002

2

Nguyen Thanh Thuy, An overview of the factors influencing the flexibility of the supply chain in manufaturing enterprises.

International Journal of Management & Entrepreneurship Research

P-ISSN: 2664-3588, E-ISSN: 2664-3596

Volume 5, Issue 9, P.No.674-680, September 2023

DOI:10.51594/ijmer.v5i9.549

3

Nguyen Thanh Thuy, Human factors affect the supply chain flexibility of manufacturing companies and applied education and training orientation in Vietnam.

International Conference Proceedings “Quality assurance of application-oriented postgraduate education. International experience and Practice in Vietnam”

Social Science Publishing House, September 2023

ISBN: 978-604-364-687-0

4

Nguyen Thanh Thuy, Nham Phong Tuan, The impact of supply chain flexibility on supply chain agility in Vietnamese manufacturing enterprises.

The Conferences on International Economic Cooperation and Integration (CIECI), VNU-UEB: “Evolving global value chain participation into digital transformation and sustainable development”, November, 2023

(Accepted)

5

Nguyen Thanh Thuy, Nham Phong Tuan, Factors Affecting Supply Chain Flexibility in Vietnamese Manufacturing Enterprise.

(Awaiting acceptance from Scopus journal)


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code YHISBC
Content