New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Lương Trâm Anh

Tên đề tài luận án: Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LƯƠNG TRÂM ANH                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/09/1992                                                          4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2417/QĐ-ĐHKT ngày 09/09/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc công nhận danh sách nghiên cứu sinh năm thứ nhất khóa QH-2020-E (đợt 1)

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không

7. Tên đề tài luận án: Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

8. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng                            9. Mã số: 9340201.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Trung Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục tiêu của luận án này là đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ở cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý đến TTCK Việt Nam nói chung và các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nói riêng. Đối tượng nghiên cứu của luận án là chỉ số tâm lý (là một dãy số được tạo ra trong quá trình đánh giá tâm lý nhà đầu tư, nhằm biểu thị mức độ lạc quan/ bi quan của nhà đầu tư trên TTCK) và tỷ suất lợi vốn cổ phiếu (là sự thay đổi giá của cổ phiếu trên thị trường không tính đến cổ tức). Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) để tổng hợp chỉ số tâm lý từ 07 nhân tố đại diện đo lường tâm lý nhà đầu tư từ tháng 01/2011 đến 06/2022, và phương pháp hồi quy phân vị trên phân vị (QQ) để đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên các phân vị khác nhau của chỉ số tâm lý và tỷ suất lợi vốn cổ phiếu. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tâm lý nhà đầu tư Việt Nam bị ảnh hưởng của một số sự kiện về kinh tế, chính trị. Tiếp theo, xét trên cấp độ toàn thị trường, nhìn chung chỉ số tâm lý có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu. Nói cách khác, khi thị trường có chỉ số tâm lý tăng lên (tâm lý nhà đầu tư tốt hơn) thì tỷ suất lợi vốn cổ phiếu sẽ cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên, tác động này sẽ là ngược chiều khi trong trạng thái bi quan (chỉ số tâm lý thấp) và thị trường giảm điểm (tỷ suất lợi vốn ở phân vị thấp). Về cường độ, tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu mạnh nhất trong các giai đoạn thị trường đang trong trạng thái tăng/ giảm điểm rất mạnh hay tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan/ lạc quan. Cuối cùng, xét trên cấp độ ngành, mặc dù đều chịu sự ảnh hưởng của một số sự kiện kinh tế, chính trị nổi bật, diễn biến tâm lý nhà đầu tư có sự khác nhau giữa các ngành. Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn ở cấp độ ngành có xu hướng tương tự cấp độ thị trường. Tuy nhiên, mức độ và chiều tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn là không đồng nhất giữa các ngành, phụ thuộc đặc điểm riêng của mỗi ngành.

Kết quả của luận án đã đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn. Thứ nhất, nghiên cứu này đã hệ thống lại các nghiên cứu, làm rõ cơ sở luận và thực tiễn về chỉ số tâm lý, cách thức đo lường chỉ số tâm lý. Thứ hai, nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp định lượng được đề xuất bởi các nghiên cứu trước đây để đo lường tâm lý TTCK Việt Nam ở cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu đã lượng hóa tâm lý cho TTCK Việt Nam, và luận án đã chỉ ra các hạn chế trong cách đo lường trước đó và khắc phục các điểm yếu đó. Ngoài ra, luận án không chỉ dừng lại ở đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu nói chung nhưng các nghiên cứu trước đây, mà còn xem xét sự thay đổi của tác động này trong các điều kiện thị trường và điều kiện tâm lý khác nhau. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về tài chính hành vi và định giá tài sản tại các thị trường mới nổi và đang phát triển. Thứ tư, nghiên cứu này đề xuất một số khuyến thị cho các bên tham gia thị trường trong các giai đoạn khác nhau.

 12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận án gợi ý một số hướng nghiên cứu trong vấn đề này như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng phương pháp phân tích văn bản để đo lường tâm lý TTCK Việt Nam theo tần suất cao hơn tần suất tháng, đây cũng là cơ sở tốt để so sánh, kiểm định độ chính xác chỉ số tâm lý được xây dựng tại luận án này. Thứ hai, để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô - tâm lý nhà đầu tư - tỷ suất lợi vốn cổ phiếu và hiểu thêm về bản chất của chỉ số tâm lý, cần thêm các nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa chỉ số tâm lý và các yếu tố kinh tế vĩ mô như trong các mô hình định giá theo lý thuyết tài chính tân cổ điển. Thứ ba, các nghiên cứu trong tương lai có thể tiến hành đo lường tâm lý và đánh giá tác động của tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu của các nhóm công ty có đặc điểm khác nhau về quy mô, độ tuổi, tốc độ tăng trưởng hoặc các đặc điểm khác.

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Luong, A. T.*, Le, T. H., Le, T. T., & Nguyen, H. N. (2023). Investor sentiment, stock returns, and the dependence between their quantiles: evidence from G7 countries. Applied Economics Letters. https://doi.org/10.1080/13504851.2023.2204211. (SSCI/Scopus Q2)

2

Le, T. H., & Luong, A. T.* (2022). Dynamic spillovers between oil price, stock market, and investor sentiment: Evidence from the United States and Vietnam. Resources Policy, 78, 102931. https://doi.org/10.1016/J.RESOURPOL.2022.102931 (SSCI/Scopus Q1)

3

Luong, A. T., Le, T. T.*, Pham, H. H., Luong, H, D. & Phung, H. T. T. (2023). The Development of Research on Investor Sentiment in Emerging and Frontier Markets with the Bibliometric Method. Journal of Scientometric Research. (ESCI/Scopus Q2) (Đã được chấp nhận đăng)

4

Luong, A. T.*, Le, T. H.*, Phung, H. T. T., & Le, T. T. (2023). Is There a Relationship Among Investor Sentiment Industries? Evidence from the Vietnamese Stock Market. International Conference: Contemporary Financial Management, 281–300. https://doi.org/10.4335/2023.3.15. ISBN 978-961-7124-14-9

5

Luong, A. T.*, Le, T. T., & Phung, H. T. T. (2022). Stabilize market sentiment to protect investors in the Vietnamese stock market. 2022 IAFICO Annual Conference: Global Forum Financial Consumers. Financial Consumer Protection and Sustainable Development, 181–197. ISBN: 978-604-70-3412-3

6

Luong, A. T.* (2022). Investor sentiments and stock market returns on the Vietnamese stock market. International Conference: Contemporary issues in business and management, 344–361. ISBN: 978-604-9995-02-6

7

Nguyen, H. T., Luong, A. T.*, Dau, V. T. & Le, U. T. P (2023). Gold price, oil price, and stock market returns spillovers: Empirical evidence from Vietnam. VNU Journal of Economics and Business, 3(4)

8

Lương Trâm Anh*, Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Trang, Đậu Thảo Vy, Lê Hạ Vi & Lê Thị Phương Uyên. (2022). Ảnh hưởng của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi thị trường: Thực nghiệm tại Việt Nam. VNU Tạp Chí Kinh Tế và Kinh Doanh, 2(5), 93–102. https://doi.org/10.25073/2588-1108/VNUJEB.4789

9

Lương Trâm Anh*, Phùng Thị Thu Hương. (2022). Chỉ số tâm lý của các ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán và các trung gian trong tài chính trong bối cảnh mới, 171–186. ISBN: 978-604-67-2387-5

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code JCTBTX
Content