New Nghien Cuu
 Search

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Trong hơn 2 năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp nói chung là rất lớn với những khó khăn về dòng tiền, về nhân lực, đứt gãy chuối cung ứng, chi phí tăng lên rất nhanh, chi phí vận tải, giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào vẫn có xu hướng tăng cao. Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh là đối tượng chịu tác động nặng nề. Mặc dù nhóm chủ thể kinh doanh này đã có sự quan tâm và đưa vào các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh từ giữa năm 2021, tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể để nhóm này được hưởng những hỗ trợ tương đương như doanh nghiệp, hợp tác xã hay người lao động bị ảnh hưởng, trong khi đóng góp của nhóm này cho nền kinh tế là khá lớn.


Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch Covid-19 có sự tham gia số lượng lớn của doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh: thương mại, bán lẻ, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhà trọ/phòng trọ. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng và sự dãn cách xã hội khiến các nhóm kinh doanh này chịu sự bất ổn định lớn nhất (các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn thường có nhà xưởng lớn, do đó khi tổ chức hoạt động trong bối cảnh dịch, họ cũng có điều kiện để có thể thực hiện giãn cách tương đối theo yêu cầu của các mô hình như một cung đường 2 điểm đến, 3 tại chỗ…). .

Một khi bị cụt vốn, mất vốn, mất chuỗicung ứng thì rất khó cho các HKD, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể khôi phục lại sản xuất – kinh  doanh do tiềm lực/quan hệ hạn chế. Cầu trong nước chưa thực sự phục hồi (theo GSO, chỉ số tiêu dùng CPI tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng 11/2021; khu vực thành thị giảm 0,2%; khu vực nông thôn giảm 0,16%) cũng đang và sẽ còn ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động của cá nhân và hộ kinh doanh. Hơnthế nữa, việc người dân/doanh nghiệp/hộ kinh doanh với tâm lý sợ rủi ro kinh doanh trong dịch bệnh, đổ tiền vàocác kênh đầu tư (có thể an toàn hoặc mạo hiểm bong bóng bất động sản và chứng khoán) dẫn đến hạn chế các nguồn vốn đưa vào kinh doanh, nhất là đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp quy mô vừa và lớn vì hình thức hoạt động đơn giản, linh hoạt, nghĩa vụ thuế ở mức thấp, hộ kinh doanh thường chọn thuế khoán để thuận lợi hơntrong quá trình hoạt động. Chi phí vốn thấp và có khả năng chịu đựng các tác động tiêu cực ở một vài khía cạnh nào đó như thiếu hụt lao động, tạm dừng sản xuất có thể cao hơn (một cách tương đối). Khả năng linh hoạt chuyển đổi và thích ứng tình hình (các doanh nghiệp lữ hành outbound chuyển sang inbound, chuyển bán hàng tại chỗ sang mang về hoặc đặt qua mạng… hơn thế nữa khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, thậm chí tạm dừng hoặc giải thể/phá sản thì ít tốn kém về chi phí (chủ yếu thời gian và thủ tục).

Chính từ những khó khăn và thực tiễn kinh doanh của nhóm hộ kinh doanh, thì các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế nói chung và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói riêng nửa cuối năm 2021 đã có hướng tích hợp các nội dung chính sách hỗ trợ dành cho Doanh nghiệp và hộ kinh doanh (và kể cả HTX )…

>> Chi tiết xem tại đây.


TS. Nguyễn Quốc Việt - Đỗ Thị Hồng Thắm VEPR Opinions, No.19. 2022

FullName Email
Address Security code UHEAEY
Content