New Nghien Cuu
 Search

Thúc đẩy sự tham gia GVC hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững

Hội thảo lần thứ 11 (CIECI 2023) với chủ đề “Thúc đẩy sự tham gia GVC hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững” được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với mục đích tăng cường trao đổi học thuật và thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững. Hội thảo là kết quả phối hợp tổ chức giữa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom tại Việt Nam (FNF Việt Nam),  Đại học Adelaide - Úc, Trường Đại học Salento - Ý,  Đại học Rangsit - Thái Lan, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại thương,   Đại học Sofia - Bungari,  Đại học Saint-Louis – Bruxelles, Bỉ.


Hội thảo được chia thành hai phiên thảo luận chính. Trong phiên buổi sáng, bài tham luận đầu tiên “Liên minh chiến lược, hội nhập khu vực và RCEP: Hàm ý đối với Đông Á và ASEAN” được trình bảy bởi GS. Shandre Thangavelu,  Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Viện Thương mại Quốc tế, Đại học Adelaide, Australia. Theo ông, trong thập kỷ qua khu vực Đông Á và Nam Á đã phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa với mức độ ngày càng gia tăng trong thương mại khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó những bất ổn gần đây như đại dịch COVID 19; chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; chiến tranh quân sự Nga-Ukraine; áp lực lạm phát; đứt gãy GVC; suy thoái kinh tế khu vực và trên thế giới sẽ dẫn đến những chính sách hướng nội hơn, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và sự phân mảnh trong các thỏa thuận thương mại. Những thách thức này dẫn đến nhu cầu về cơ chế thương mại mới, sự thống nhất giữa các chính sách ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Ngoài ra, các quốc gia cần thống nhất các thỏa thuận thương mại nhằm giảm sự chồng chéo trong chính sách, cắt giảm chi phí giao dịch thương mại và hạn chế sự phân mảnh thương mại toàn cầu và khu vực. 

Bài tham luận thứ hai “Trường đại học và chuỗi giá trị toàn cẩu” của GS. Fabio Pollice khằng định hoạt động đổi mới lan dọc theo GVC, lan rộng giữa các doanh nghiệp và ngành công nghiệp khác nhau và lan truyển mạnh mẽ trong hệ thống các trường đại học. Diễn giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các trường đại học trong đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự tham gia vào GVC ở các cấp độ.

Nối tiếp các bài tham luận là phiên thảo luận bàn tròn với sự tham gia của các đại diện từ những cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các chuyên gia đến từ các trường đại học trong nước và quốc tế. Các diễn giả tập trung đánh giá những biến động của nền kinh tế thế giới như đại dịch COVID 19, khủng hoảng năng lượng, căng thẳng chính trị và những xu thế mới như cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số, xu hướng phát triển bền vứng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và định hình lại GVC. Các nội dung liên quan đến thuận lợi và thách thức của các nhóm nước phát triển và đang phát triển trong việc tích hợp các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn và kinh tế số trong GVC cũng sẽ được thảo luận. Đặc biệt, những chính sách hỗ trợ khả năng phục hồi và tính bền vững của GVC sẽ là chủ đề quan trọng được thảo luận và chia sẻ tại các phiên thảo luận bàn tròn.

Hình ảnh trong thảo luận bàn tròn

Tham gia sâu vào thương mại quốc tế và GVC mang lại sự phục hồi toàn diện cho các quốc gia, tạo ra sự phát triển ổn định và bên vững trong quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây một số GVC đang ngày càng trở nên phức tạp hơn  Do vậy, các diễn giả không chỉ tập trung vào thực tiễn tham gia vào GVC mà còn chỉ ra những thách thức, rủi ro phát sinh trong quá trình này. Những hàm ý chính sách cho chính phủ, các chiến lược quản trị ở doanh nghiệp sẽ được các tác giả đưa ra nhằm đảm bảo sự phục hổi và tính bền vững khi tham gia vào GVC. Sự góp mặt của đông đảo các diễn giả đến từ các trường đại học trong và ngoài nước như Úc, Ý, Thái Lan, Anh, Singapore, Bỉ sẽ giúp cho các vấn đề trong phiên buổi sáng được phân tích sâu sắc hơn, đồng thời giúp tăng cường liên kết học thuật đa quốc gia.

Theo các diễn giả, GVC được đánh giá là đã có tác động mạnh mẽ tới phân công lao động quốc tế, thay đổi cấu trúc kinh tế về cả tốc độ và quy mô hợp tác quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, lợi thế nổi bật là nguồn nhân lực giá rẻ với lực lượng lao động thuộc nhóm dân số vàng, điều này cho phép các quốc gia thực hiện công nghiệp hoá ở giai đoạn đầu theo hướng tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế từ những sản phẩm có hàm lượng lao động lớn hơn như dệt may; thiết bị điện, điện tử…. Việc tham gia sâu vào GVC đối với các nước đang phát triển sẽ nằm chủ yếu ở khâu cung cấp, thể hiện qua trình độ phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Về vấn đề này, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang dần được cải thiện, tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia GVC vẫn chưa cao. Các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá tham gia GVC chủ yếu ở khâu lắp ráp, tạo giá trị gia tăng thấp, là một trong những nguyên nhân khiến cho thành tích về tăng trưởng xuất khẩu thời gian qua vẫn chủ yếu phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Hội thảo đã đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Chính phủ và doanh nghiệp để hỗ trợ Việt Nam nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới. 

Hàm ý đối với Chính phủ

- Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế gắn với điều kiện của các vùng đồng thời tận dụng các cơ hội từ các FTAs thế hệ mới. Phát triển các ngành kinh tế quan trọng mà các vùng có ưu thế ví dụng như công nghiệp chế biến, chế biến nông lâm sản.

- Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư công nghệ mới có tác động lan tỏa kết nối với chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Chính phủ cần có cơ chế ưu đãi nhằm thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, các dự án đấu tư năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm khuyến khích việc chuyển giao công nghệ và tri thức cho Việt Nam hoặc tạo nền tàng để Việt Nam phát triển theo hướng bền vững. Những dự án đầu tư vào công nghệ chế biến cũng cần được ưu tiên, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu, tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản.

- Chính phủ cần xây dựng một hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo để nâng cao khả năng hấp thụ của ngành điện tử và thiết bị điện tử và xây dựng năng lực cho ngành công nghiệp phụ trợ. Chính phủ cần thành lập các viện nghiên cứu và phát triển (R&D) cho cả công nghệ phần cứng và phần mềm, tạo môi trường thuận lợi để hai lĩnh vực này hội tụ. Chính sách hỗ trợ R&D có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh như phát triển nghiên cứu có trọng tâm cho phần mềm, tạo thuận lợi cho các nghiên cứu hợp tác chung giữa các công ty trong ngành, giữa các công ty dẫn đầu trong ngành và các nhà cung cấp tiềm năng, đặc biệt là các nhà cung cấp vừa và nhỏ. hỗ trợ nghiên cứu hợp tác chung của các công ty, giữa các tập đoàn lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy, tạo ra các sáng kiến, cung cấp công nghệ và quản lý với những hỗ trợ từ các trường đại học hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành. Khi đó ngành điện tử và thiết bị điện sẽ có các doanh nghiệp kỹ thuật năng động, các chuyên gia vững chuyên môn – những điều kiện tiên quyết để nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ được chuyển giao từ các MNC, từ đó tham gia sâu hơn vào phần thượng nguồn chuỗi giá trị. 

- Chính phủ cần có kế hoạch chi tiết và toàn diện trong việc hỗ trợ hình thành liên danh, tổ hợp công nghiệp hỗ trợ gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập các cụm liên kết sản xuất hoặc có biện pháp cụ thể ưu đãi cho các công ty công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu mới, ải thiện sự tham gia GVC ở thượng nguồn, 

- Các cơ quan phối hợp thực hiện các cam kết trong các FTA, rà soát đánh giá việc thực hiện cũng như tác động của các FTA trên nhiều lĩnh vực. Việc tham gia vào các hiệp định FTA thế hệ có thể giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu do rào cản thương mại, đầu tư dần được xóa bỏ.Phối hợp các cơ quan bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiêp ở các cấp trong việc cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực thi các FTA, hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế và GVC.  Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm nhiều nội dung chính sách, ngoài tự do hóa thương mại, vào các FTA cũng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tăng VA của các sản phẩm trong nước thông qua các liên kết ngược và liên kết xuôi, đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành có VA cao hơn. 

- Tiếp tục triển khai các hoạt động thuận lợi hóa thương mại và đầu tư thông qua đơn giản thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, tăng cường đối thoại hợp tác, đặc biệt là đẩy nhanh hài hóa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, môi trường…Tạo thuận lợi hóa thương mại cần đảm bảo 3 khía cạnh: i) Các chiến lược, chính sách bao gồm các cam kết quốc tế về xúc tiến thương mại, chiến lược quốc gia và phát triển vùng; ii) các tổ chức xúc tiến thương mại; và iii) lộ trình tạo thuận lợi hóa thương mại. Việt Nam cần tích cực phối hợp với các quốc gia, thống nhất các thỏa thuận thương mại nhằm giảm sự chồng chéo trong chính sách, cắt giảm chi phí giao dịch thương mại và hạn chế sự phân mảnh thương mại toàn cầu và khu vực.

- Tích cực kết nối doanh nghiệp trong nước với các thị trường đối tác nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương hiệu. Cơ quan đại diện thương mại, đại diện nông nghiệp cần tích cực quảng bá các sản phẩm ở thị trường nước ngoài, thu thập các thông tin thị trường (thị hiếu, nhu cầu, các điều kiện lưu hành sản phẩm); theo dõi sát sao những biến động của thị trường thế giới để đưa ra những dự báo chính xác về tác động đến hoạt động xuât nhập nhập của Việt Nam; lập các danh sách khách hàng nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm trong nước, thâm nhập sâu vào GVC

Hàm ý cho doanh nghiệp

- Tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến, đa dạng hóa sản phẩmtăng cường hợp tác kết nối với đối tác trong chuỗi cung ứng; tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tối ưu hóa hiệu quả của dịch vụ logistic

- Các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu cần chú trọng quản trị hồ sơ và tài liệu liên quan tới tính hợp pháp của nguồn cung ứng. Điều này không chỉ là điều kiện cần để tham gia vào khâu thượng nguồn mà còn giúp các công ty xuất khẩu của Việt Nam chứng minh được nguồn gốc hàng hóa khi có tranh chấp với các nhà bán lẻ nước ngoài. 

- Chủ động chuẩn bị các điều kiên cần thiết để thực thi các FTA và tiếp cận các nguồn tài nguyên thông tin mà các biện pháp thuận lợi hoá thương mại mang lại. Doanh nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế, đặc biệt xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường nước ngoài có ký kết FTA với Việt Nam không những phải quan tâm tới mức thuế quan mà còn các quy định phi thuế quan khác như nguồn gốc xuất xứ, phí và lệ phí, thuận lợi mang lại, các quy định tiếp cận thị trường và tiêu chuẩn hàng hoá v.v. Nếu doanh nghiệp chủ động tiếp cận nhưng thông tin trên, họ sẽ có sự chuẩn bị kỹ vàng hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi giá trị.

- Chú trọng nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực công nghệ thông tin và nhân lực để có thể bắt nhịp được với xu hướng thực hiện thuận lợi hoá thương mại số như cơ chế một cửa, trao đổi chứng từ điện tử, sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử v.v.

- Đẩy mạnh liên kết với các trường đại học: hoạt động đổi mới đang lan dọc theo GVC, lan rộng giữa các doanh nghiệp và ngành công nghiệp khác nhau và lan truyển mạnh mẽ trong hệ thống các trường đại học. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh kết nối với các trưởng đại học để nhanh chóng ứng dụng thành tựu của hoạt động đổi mới, thúc đẩy sự tham gia vào GVC ở các cấp độ.

Hội thảo đã trở thành diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và GVC. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc ký kết nhiều hiệp định thương mại (FTA) song phương và đa phương tạo cơ hội lớn cho Việt Nam thay đổi cục diện, tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn hơn và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, các FTA đem đến sự gia tăng GVC, đặc biệt là chuỗi giá trị được tạo ra giữa các thành viên. RCEP, CPTPP và EVFTA có thể đem đến cho Việt Nam cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản và các nước thành viên khác. Tuy nhiên, khi tham gia các FTA, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực như Trung Quốc và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, tiến bộ công nghệ và bối cảnh kinh tế địa chính trị cũng làm dịch chuyển GVC, thay đổi nhanh chóng vị trí của các quốc gia trong GVC, sản xuất có thể dịch chuyển ngược về các nước phát triển hoặc các nước có vị trí địa lý gần với các quốc gia có các công ty dẫn dắt, lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ không còn đối với hoạt động sản xuất. Do vậy, những hàm ý đối với Chính phủ và doanh nghiệp được thảo luận trong hội thảo sẽ thúc đẩy Việt Nam tiếp cận những thị trường rộng lớn hơn, thâm nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu sâu rộng hơn.

TIN TỨC VỀ HỘI THẢO

Vietnam Televisions

Đài TH Hà Nội:

https://hanoionline.vn/chuong-trinh-thoi-su-11h30-24-11... (phút 12’32)

TH Quốc hội: 

https://quochoitv.vn/thuc-day-su-tham-gia-vao-chuoi-gia...

TH Nhân dân: https://nhandantv.vn/no-luc-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan...

Website

Báo Chính phủ:

https://baochinhphu.vn/thuc-day-su-tham-gia-chuoi-gia-tri...

Cổng thông tin đối ngoại: 

https://www.vietnam.vn/tham-gia-sau-vao-chuoi-gia-tri.../

Báo Giáo dục: 

https://giaoduc.net.vn/truong-dh-co-vai-tro-quan-trong...

Cổng thông tin VNU: 

https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N34088/CIECI-2023:-Thuc-day-su-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau-huong-toi-chuyen-doi-so-va-phat-trien-ben-vung.htm

Báo Công Thương:

https://kinhte.congthuong.vn/nang-cao-nang-luc-tham-gia...

Báo Đầu tư:

http://vir.com.vn/global-value-chain-crucial-to...


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code GLJOWZ
Content