New Nghien Cuu
 Search

VEPR thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng phục vụ hoạch định chính sách và phát triển kinh tế - xã hội

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chính thức được công nhận là Trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2018. Nhiều nghiên cứu về kinh tế và chính sách mang tính ứng dụng thực tiễn cao do Viện thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng ra quyết định của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách ở Trung ương và địa phương, đồng thời thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả quản trị doanh nghiệp cũng như chia sẻ tri thức đến xã hội.


Năm 2021, tiếp nối thành công của các kỳ Báo cáo thường niên kinh tế các năm trước, VEPR đã công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam lần thứ 13 với chủ đề Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu. Hội thảo thu hút gần 400 đại biểu đến từ các cơ quan, Bộ, ban ngành, đại sứ quán, viện/trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông tham dự đưa tin. Sau khi Hội thảo kết thúc đã có 30 lượt bài báo/trang tin đưa tin và kết quả công bố chính, có gần 70.000 lượt theo dõi trực tiếp và xem lại video.

Bên cạnh đó, VEPR cũng duy trì Tọa đàm công bố báo cáo kinh tế hàng quý trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) tại Việt Nam. VEPR đặc biệt mở ra trang tin quan điểm chính sách VEPR (VEPR Oppinion) xuất bản nhiều số trong một tháng và tập hợp thành Quan điểm Chính sách hàng quý (hiện đã thực hiện quý III và quý IV năm 2021). Các tọa đàm và báo cáo Quan điểm Chính sách hàng quý giúp độc giả có những phân tích chính sách cũng như những dự báo và triển vọng phát triển kinh tế cập nhật với các sự kiện kinh tế -  xã hội.

Đồng hành cùng doanh nghiệp và dân doanh trên hành trình phục hồi sản xuất - kinh doanh sau đại dịch COVID-19, góp phần xây dựng các chính sách và giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm khôi phục sản xuất - kinh doanh trong điều kiện bình thường mới, VEPR đã phối hợp với Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (BTRI) và Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) Việt Nam thực hiện nghiên cứu và công bố báo cáo với chủ đề “Thuận lợi hóa hoạt động hộ kinh doanh hướng tới phục hồi và tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới”. Báo cáo nghiên cứu cùng kết quả tại hội thảo tổ chức ngày 15/10/2021 đã được truyền thông rộng rãi, góp phần không nhỏ trong việc tạo sự chú ý chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh, tạo sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh và tiếp cận chính sách của Nhà nước.

Một số sản phẩm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 

Bên cạnh triển khai, công bố các nghiên cứu ứng dụng chính sách vĩ mô, trong năm 2021, VEPR cũng đã có những hướng nghiên cứu mới gắn với xu hướng mới của nền kinh tế và phát triển bền vững. Ngày 29/12/2021, VEPR và Viện FNF Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị quốc tế về “Phát triển đối tác hợp tác công tư xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch theo hướng phát huy các giá trị sinh thái, sinh kế bền vững, gắn kết  giá trị văn hóa bản địa các dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, VEPR cũng đã thực hiện một số báo cáo nổi bật như: “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, “Nông nghiệp và thương mại tự do tại Việt Nam: Phát triển các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, “Sự phát triển của tiền kỹ thuật số: Đánh giá tác động cơ hội, thách thức mục tiêu, quan điểm và giải pháp của Việt Nam”…

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tham gia bình luận và tư vấn chính sách tại  VOV1 Đài tiếng nói Việt Nam

Nhìn lại một năm đã qua (2021), với những cống hiến cho xã hội, VEPR xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của quý vị. Đây là niềm hạnh phúc, động lực để đội ngũ VEPR tiếp tục thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của mình trong những năm tiếp theo. Hy vọng trong tương lai VEPR tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của quý vị! 

============

Chuyên gia VEPR trên một số báo:


Đỗ Thị Hồng Thắm

FullName Email
Address Security code KGETJL
Content