New Trang tin
 Search

SERIES THEO DẤU CHÂN UEBers (Phần 4): Sinh viên ngành Kinh tế UEB “phá kén” thành công, chinh phục đa dạng lĩnh vực với nền tảng kiến thức vững chắc

Ngành Kinh tế rất rộng, bao hàm nhiều kiến thức có thể ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, điều này mang đến nhiều cơ hội làm việc ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, và cũng không tránh khỏi sinh viên ngành Kinh tế có nhiều băn khoăn trong lựa chọn, định hướng học tập chuyên ngành và nghề nghiệp tương lai. Cùng tìm hiểu câu chuyện của bạn Đặng Minh Phong, cựu sinh viên K64 ngành Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN để “ngâm cứu” rút ra kinh nghiệm cho chính mình nhé.


Chặng 1: Khởi động

Đặng Minh Phong, khi còn chập chững những bước đầu tiên trong hành trình 4 năm chinh phục kiến thức mới, có rất nhiều băn khoăn về định hướng nghề nghiệp, về chuyên ngành theo học. Ngành Kinh tế học về gì? Nên lựa chọn theo học chuyên ngành nào? Mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp?... Đó là trăn trở của Phong và không ít bạn sinh viên khi lựa chọn ngành Kinh tế. “Theo học ngành Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Chính trị, em nghĩ khó khăn chung mà sinh viên thường gặp phải là việc tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn, phức tạp và có mối liên hệ với nhau.” Phong chia sẻ. 

Đặng Minh Phong khi là sinh viên năm nhất cũng có những băn khoăn, thắc mắc về định hướng ngành học và công việc tương lai

Bên cạnh đó, ngành Kinh tế với các chuyên ngành như Quản lý Kinh tế hay Kinh tế Chính trị thế giới có sự giao thoa giữa kinh tế, chính trị và quản lý và nghiêng về sự nghiên cứu. Ban đầu, các bạn sẽ cảm thấy hoang mang khi tiếp cận với khối kiến thức lớn về kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của các hình thái, mô hình kinh tế, sự vận hành kinh tế trong một quốc gia,... và điều cần thiết là các bạn cần tổng hợp kiến thức chuyên môn và hiểu cặn kẽ bản chất của các lý luận kinh tế cơ bản, để từ đó dần dần tiếp cận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Và dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên khoa cùng những định hướng đào tạo chuyên ngành ngay từ sớm, thầy cô đã đồng hành và hướng dẫn để sinh viên hiểu hơn về mục tiêu học tập và nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Chính sự hướng dẫn nhiệt tình cùng tình yêu với nghề giáo, các thầy cô Khoa Kinh tế Chính trị (đơn vị quản lý và đào tạo Ngành Kinh tế) đã truyền lửa đam mê cho các bạn sinh viên, phát triển theo định hướng nghiên cứu khoa học. Chia sẻ về thầy cô đã dìu dắt suốt 4 năm, Phong tự hào chia sẻ “Em thực sự ấn tượng và cảm thấy biết ơn các thầy cô ở Khoa và Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Các thầy cô không chỉ là những người thầy nhiệt huyết trên giảng đường mà còn là những người bạn, người cố vấn khuyến khích, động viên sinh viên theo đuổi đam mê của mình. Đặc biệt với môn chuyên ngành, thầy cô đã giúp em nhìn nhận các khía cạnh chuyên sâu hơn, tạo cảm hứng để tôi tìm tòi nghiên cứu và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.”

Dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập TS. Nguyễn Hương Lan cậu sinh viên năm nhất đã có những định hướng rõ ràng trong học tập và công việc của mình

Chặng 2: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch chinh phục

“Em chọn ngành Kinh tế, khoa Kinh tế Chính trị bởi nó gắn liền với các vấn đề thời sự nóng hổi và sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Ngoài ra, với những bài phân tích thị trường, những dự án nghiên cứu khoa học sinh viên mà em được tham dự, em dần nhận ra đam mê viết lách của mình và mong muốn thử sức với nghề Phóng viên Kinh tế.”

Bén duyên với “nghề viết”, Đặng Minh Phong lựa chọn cho trở thành Phóng viên Kinh tế và cậu bạn dần dần kiên nhẫn bước đi trên con đường của mình

Sau khi xác định mục tiêu nghề nghiệp, Phong đã xây dựng lộ trình học tập và bồi dưỡng kỹ năng để hoàn thiện bản thân. Với chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao, sinh viên được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về kinh tế học, đồng thời được tiếp thu kiến thức chuyên sâu và theo sát với thực tiễn về kinh tế chính trị thế giới; kinh tế truyền thông, kinh tế y tế và quản lý lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; quản lý kinh tế.

Khoa thiết kế 4 chuyên ngành đào tạo chuyên sâu hướng tới đa dạng lĩnh vực mở rộng tối đa cơ hội việc làm cho sinh viên ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường

Khoa Kinh tế Chính trị (đơn vị quản lý và đào tạo Ngành Kinh tế), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN còn “truyền lửa” đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên với đội ngũ giảng viên, trong đó có nhiều thầy cô là những nhà nghiên cứu, học giả nổi bật với những bài báo công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, nằm trong danh mục ISI/Scopus. Trong mùa nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2024, sinh viên của Khoa tham gia rất tích cực với nhiều công trình chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉn chu. Trong đó có hai nhóm sinh viên đã xuất sắc đạt giải cao và có cơ hội dự thi cấp bộ. Đặng Minh Phong cũng ghi tên mình vào bảng vàng thành tích khi cũng tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và tích lũy cho mình những kiến thức chuyên sâu về ngành cùng những kỹ năng về nghiên cứu, phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Với đội ngũ giảng viên chất lượng, trong đó có nhiều thầy cô là thành viên, đóng góp chính trong các dự án nghiên cứu, luôn đồng hành hỗ trợ sinh viên các vấn đề học thuật cũng như chia sẻ, định hướng nghề cho các em ngay từ sớm

Bên cạnh đó, Phong còn may mắn được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa của trường. Anh bạn đã từng làm MC cho nhiều cuộc thi, sự kiện ở cấp khoa và trường. Qua đó, Phong có cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng biến và làm việc nhóm, đồng thời cũng mở rộng được các mối quan hệ. “Em nghĩ những trải nghiệm này đã trang bị cho mình sự tự tin, bản lĩnh và óc sáng tạo - những phẩm chất rất cần thiết trong công việc của một phóng viên sau này.”, Phong chia sẻ về những bài học giá trị tích lũy được qua từng trải nghiệm tại khoa.

Chặng 3: Tăng tốc

Bước sang năm thứ 3, Phong đã chuẩn bị cho mình hành trang tương đối vững chắc về cả kiến thức và kỹ năng chuyên môn. “Ngay từ năm 3, em đã tích cực tham gia các hoạt động định hướng nghề nghiệp do nhà trường tổ chức như hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp. Em cũng chủ động đi thực tập tại nhiều đơn vị khác nhau để khám phá bản thân và tích lũy kinh nghiệm.”

Phong chia sẻ rằng thật may mắn khi được tham gia đa dạng các hoạt động ngoại khóa do khoa và trường tổ chức. Đặc biệt là các chuyến field trip - những lớp học doanh nghiệp tại các doanh nghiệp, tập đoàn, tham quan các mô hình sản xuất gắn liền với chuyên ngành đào tạo chuyên sâu đã giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về doanh nghiệp, học hỏi từ những kinh nghiệm vận hành, quản lý và nghiên cứu từ các chuyên gia. Ngoài ra, Khoa cũng thường xuyên tổ chức các chuỗi seminar chuyên đề, cập nhập kiến thức mới nhất về nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới, khắc họa cho sinh viên cái nhìn toàn cảnh về những yếu tố tác động lên sự vận hành của nền kinh tế. Từ đó, gợi mở, hướng dẫn các em đưa ra những giải pháp hữu ích, và có thể nói, đây là tiền đề để các em xây dựng nền tảng kiến thức và kinh nghiệm, với định hướng trở thành những nhà hoạch định chính sách, chuyên gia phân tích kinh tế trong tương lai.

Những chương trình trao đổi học thuật, thực tập thực tế tại doanh nghiệp hay những chương trình bồi dưỡng kỹ năng mềm đã củng cố nền tảng kiến thức và kỹ năng cho sinh viên ngành Kinh tế

Chặng 4: Bứt phá - Phá kén thành công

Sau những nỗ lực trau dồi và rèn luyện, Phong cũng đã “phá kén” thành công chinh phục mục tiêu nghề nghiệp em mơ ước. “Em hiện đang là phóng viên của Thời báo Kinh doanh. Công việc chính của em là MC, thu thập thông tin, phân tích và viết các bài báo liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh doanh, kinh tế. Đây là một công việc đầy thử thách nhưng cũng rất thú vị, cho phép em được tìm hiểu và học hỏi nhiều điều mới mỗi ngày.”. Do tính chất liên ngành và sự giao thoa giữa các lĩnh vực kinh tế và chính trị xã hội, cả quá trình học tập và công việc hiện tại đã cho Phong cơ hội được tiếp thu khối lượng lớn kiến thức đa dạng. Ngoài ra, khi tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, các hội thảo seminar đã giúp Phong mở rộng mối quan hệ với các thầy cô, học giả, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, từ đó bạn được trực tiếp trao đổi và giao lưu kiến thức, mở rộng kiến thức chuyên môn ở đa lĩnh vực khác nhau.

Hiện tại, CSV Đặng Minh Phong đang công tác tại Thời báo Kinh doanh với vai trò là phóng viên
Ngoài ra, anh bạn cũng rất năng động khi thử sức mình ở cả vị trí dẫn chương trình và sảng tạo nội dung

Phá kén thành công, nhưng nhận thức rõ đây chỉ là bước đầu trong sự nghiệp, Phong vẫn luôn nỗ lực trau dồi kỹ năng và kiến thức hàng ngày khi nhận thấy những thách thức của một phóng viên. “Một trong những thách thức lớn nhất của các cơ quan báo chí hiện nay là khả năng làm chủ công nghệ chưa thật sự tốt. Khi trực tiếp đi làm tại hiện trường, em nhận thấy có rất nhiều công cụ kỹ thuật, công nghệ hỗ trợ rất tốt cho công việc. Đặc biệt những tin bài về Kinh tế thường yêu cầu hàm lượng thông tin số liệu lớn và xác thực. Việc chưa thành thạo ứng dụng các kỹ năng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) là điểm hạn chế lớn đối với những phóng viên trẻ như em.” - Phong chia sẻ. Ý thức được những thử thách đó, Phong đã tích cực bổ sung thêm những kỹ năng nghiệp vụ mới, “tích hợp” thêm nhiều “phương tiện” với những cách thức thể hiện khác nhau, làm chủ các công cụ, công nghệ hỗ trợ công việc.

Không chỉ Phong, rất nhiều sinh viên Ngành Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân dựa theo chuyên ngành đào tạo chuyên sâu và định hướng nghề nghiệp ngay từ rất sớm. Có thể kể đến CSV Nguyễn Hòa Linh - K64 tốt nghiệp thủ khoa ngành Kinh tế, hiện đang phát triển theo định hướng nghiên cứu và theo học thạc sĩ Quản lý Kinh tế tại khoa. Bạn đã dành trọn đam mê theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, định hướng trở thành giảng viên trong tương lai. Hay CSV Phạm Tuân - K64 ngành Kinh tế lại lựa chọn theo định hướng khởi nghiệp cho riêng mình. Phát huy những kiến thức về quản lý kinh tế được đào tạo bài bản từ Khoa, cùng tư duy khởi nghiệp sáng tạo, anh chàng đã xây dựng và vận hành doanh nghiệp về lĩnh vực Công Nghệ Giáo Dục.

Với phương pháp đào tạo gắn với thực tiễn, ngành Kinh tế nói riêng và Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nói chung đã tạo nền tảng kiến thức vững chắc, mang đến những cơ hội, vị trí việc làm đa dạng cho thế hệ sinh viên của mình. Ngoài ra, thế hệ sinh viên trẻ của UEB cũng tự tin khẳng định chính mình khi dám ước mơ dám thực hiện và nghiêm túc theo đuổi đam mê của mình, không ngại những thách thức, khó khăn. Những thành công hiện tại của các em là niềm tự hào của đội ngũ giảng viên và cũng là nguồn động lực để Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nỗ lực phát triển hơn nữa, mang đến môi trường giáo dục hiện đại, năng động, thỏa sức phát triển dành cho sinh viên trong tương lai.

Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế được thiết kế nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế có những kiến thức cơ bản, hiện đại và hệ thống về kinh tế học, có những kiến thức chuyên sâu và theo sát với thực tiễn ở đa dạng lĩnh vực; có khả năng nhận diện, truyền đạt, phân tích và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kinh tế; để trở thành các chuyên gia tư vấn, thực thi chính sách kinh tế, các nghiên cứu viên, giảng viên kinh tế, các nhà khởi nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế kinh doanh và quản lý.

Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế được thiết kế nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế có những kiến thức cơ bản, hiện đại và hệ thống về kinh tế học, có những kiến thức chuyên sâu và theo sát với thực tiễn ở đa dạng lĩnh vực; có khả năng nhận diện, truyền đạt, phân tích và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kinh tế; để trở thành các chuyên gia tư vấn, thực thi chính sách kinh tế, các nghiên cứu viên, giảng viên kinh tế, các nhà khởi nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế kinh doanh và quản lý.

🔥Ngành Kinh tế (Mã ngành: QHE44) với các chuyên ngành:
🔸Kinh tế chính trị thế giới 
🔸Kinh tế truyền thông
🔸Kinh tế y tế và quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
🔸Quản lý kinh tế

👉👉👉 Thông báo tuyển sinh đại học 2024 TẠI ĐÂY

💥 Đăng ký xét tuyển online TẠI ĐÂY


Thu Trang - UEB Media

FullName Email
Address Security code IFRWCT
Content

Other News