New Trang tin
 Search
Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật nửa đầu tháng 03/2024)
Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật nửa đầu tháng 03/2024)

Mô tả: Trong nửa đầu tháng 03 năm 2024, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:


1. Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định số 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/02/2024

b) Nội dung cơ bản:

1. Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu cụ thể tại:  Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu; Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;  Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định; Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;  Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu; Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;  Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án; Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;  Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;  Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;  Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn; Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng; Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu; Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu; Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm; Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu…

2. Ngoài ra, Nghị định còn nêu rõ các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu; Thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm; Công khai thông tin trong hoạt động đấu thầu; Quản lý nhà thầu...

Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

 Xem toàn văn: Nghị định số 24/2024/NĐ-CP

2. Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ về một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành…

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định số 23/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/02/2024

b) Nội dung cơ bản:

1. Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực, gồm: Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;  Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư; Khoản 3 Điều 15 về chi phí lựa chọn nhà đầu tư; Khoản 4 Điều 35 về phương thức lựa chọn nhà đầu tư; Khoản 3 Điều 46 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư; Khoản 5 Điều 50 và điểm c khoản 2 Điều 84 về quy trình, thủ tục, chi phí, lộ trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; cơ sở dữ liệu quốc gia về lựa chọn nhà đầu tư; trường hợp không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Khoản 5 Điều 62 về phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu; Khoản 2 Điều 73 về nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh; Khoản 4 Điều 86 về kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tưKhoản 2 Điều 96 về quy định chuyển tiếp

2. Theo đó, các dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm cùng đăng ký thực hiện, gồm: dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa, trừ dự án quy định tại điểm b, điểm g khoản này; dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định pháp luật về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở...

Xem toàn văn: Nghị định số 23/2024/NĐ-CP 

3. Quyết định 213/QĐ-TTg ngày 01/03/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định 213/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/3/2024

b) Nội dung cơ bản:

1. Tại Quyết định 213/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tài sản thuộc danh mục bí mật nhà nước), gồm: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp); xe ô tô; tài sản cố định đặc thù; tài sản cố định khác,...

2. Theo đó, đối tượng thực hiện kiểm kê tài sản công tại cơ quản, tổ chức, đơn vị nêu trên là cơ quan, tổ chức, đơn vị  đang quản lý, sử dụng tài sản công. Nhiệm vụ và tiến độ thực hiện được liệt kê chi tiết tại….

Xem toàn văn: Quyết định 213/QĐ-TTg

4. Quyết định số 790/QĐ-BGDĐT ngày 12/03/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo  về quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định số 790/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 12/03/2024. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng Giáo dục Đại học và Cao đẳng Sư phạm.

b) Nội dung cơ bản:

1. Quyết định 790/QĐ-BGDĐT nêu rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau: Quy chế này quy định việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Phần mềm Quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Phần mềm.

2. Theo đó, phần mềm được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng được cài đặt, lưu trữ, quản lý tập trung đặt tại trung tâm dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (do Cục Công nghệ thông tin quản lý) được dùng để quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng đồng bộ và thống nhất thông tin (thông tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu) về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. Phần mềm có các chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân số hóa việc cập nhật thông tin phục vụ thu thập, tổng hợp, phân tích, thống nhất thông tin về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý tài khoản và bàn giao tài khoản cho cá nhân có trách nhiệm của đơn vị để quản lý, sử dụng; Đơn vị, cá nhân có trách nhiệm đổi mật khẩu ban đầu ngay sau khi nhận tài khoản; quản lý, sử dụng và bảo mật thông tin tài khoản theo đúng mục đích…

4. Cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên thực hiện việc nhập thông tin vào Phần mềm; trước ngày 28 hằng tháng, nếu có thay đổi thông tin, đơn vị thực hiện việc cập nhật thông tin vào Phần mềm…

Xem toàn văn: Quyết định số 790/QĐ-BGDĐT

5. Quyết định số 168/QĐ-BNV ngày 12/03/2024 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/ NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định số 168/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 12/03/2024. Quyết định này thay thế Quyết định số 1098/QĐ-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

b) Nội dung cơ bản:

1. Theo đó, Quyết định 168/QĐ-BNV công bố 03 thủ tục hành chính về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức bao gồm: Thủ tục thi tuyển viên chức; Thủ tục xét tuyển viên chức; Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý.

2. Bộ Nội vụ hướng dẫn về trình tự thực hiện thủ tục thi tuyển viên chức như sau:

- Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển (mẫu phiếu đính kèm Link)

- Bước 2: Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.

- Bước 3: Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển.

- Bước 4: Tổ chức thi tuyển viên chức.

- Bước 5: Công nhận và thông báo kết quả tuyển dụng viên chức.

- Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.

- Bước 7: Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc…

Xem toàn văn: Quyết định số 168/QĐ-BNV 

6. Quyết định số 228/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/03/2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" năm 2024

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định số 228/QĐ-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 06/03/2024

b) Nội dung cơ bản:

Quyết định 228/QĐ-BLĐTBXH phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" năm 2024 để tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; tạo điều kiện để học sinh, sinh viên hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đơn cử như:

1. Hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động bố trí nguồn vốn hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; Tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và các hoạt động triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp tại cơ sở.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, nhà giáo, người làm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chuyên đề khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn; Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo trao đổi, học tập kinh nghiệm về đào tạo khởi nghiệp trong nhà trường cho đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

3. Tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giao lưu, khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, tạo không gian khởi nghiệp dùng chung cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; Thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp….

Xem toàn văn: Quyết định số 228/QĐ-BLĐTBXH

7. Quyết định số 261/QĐ-BKHĐT ngày 05/03/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định số 261/QĐ-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 05/03/2024

b) Nội dung cơ bản:

 Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố và hướng dẫn chi tiết về thủ tục hành chính mới cấp Trung ương và cấp Tỉnh trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Trình tự thực hiện; Cách thức thực hiện; Thành phần hồ sơ; Số bộ hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Cơ quan thực hiện; Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; Kết quả thực hiện thủ tục hành chính; Lệ phí; Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm);  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục; Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.

Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (theo các Phụ lục I và II ban hành kèm theo). Nội dung công bố thủ tục hành chính tại Quyết định này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyên mục “Thủ tục hành chính” tại địa chỉ: https://vbpl.mpi.gov.vn/ChiTiet/pdf.088f4262-7d25-454a-9e19-4c3893951df8

Xem toàn văn: Quyết định số 261/QĐ-BKHĐT./.


Phòng Thanh tra và Pháp chế, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code QEHCKO
Content

Other News