New Trang tin
 Search

Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật nửa sau tháng 02/2023)

Trong nửa sau tháng 02 năm 2023, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:


1. Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011

a) Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/02/2023

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, số lượng thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định như sau:

- Số lượng thí sinh tối đa trong đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội là 12 thí sinh, của đơn vị dự thi khác là 06 thí sinh.

- Nếu đội tuyển dự thi đạt số lượng thí sinh tối đa và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong 02 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp thì được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng số lượng thí sinh tối đa. Cụ thể:

- Đơn vị dự thi Hà Nội sẽ được xét tăng đến tối đa 20 thí sinh, đơn vị dự thi khác sẽ được xét tăng đến tối đa 10 thí sinh.  

(Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT thì chỉ những thí sinh đoạt giải trong 02 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi mới là căn cứ để đội tuyển dự thi được xét tăng số lượng thí sinh tối đa.)

Lưu ý: Số lượng thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 vẫn được giữ ổn định theo số lượng thí sinh được đăng ký tối đa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022.

>>> Xem toàn văn: Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT

2. Quyết định số 356/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”.

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2023

b) Nội dung cơ bản:

Nội dung của Quyết định, phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”.

Căn cứ Quyết định, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao về kiến thức, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống ma túy cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động được thực hiện trong các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; các Đại học, Học viện; các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm. 

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đó là: Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổ chức nắm bắt thực trạng tệ nạn ma túy và công tác phòng, chống ma túy tại các nhà trường, tổ chức truyền thông phòng, chống ma túy trong nhà trường, xây dựng, triển khai bộ tài liệu giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống ma túy,  tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy trong các hoạt động giáo dục của các cấp học, tăng cường công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội, tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy, tăng cường công tác xã hội hóa cùng chung tay phòng, chống ma túy trong trường học.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 356/QĐ-BGDĐT

3. Quyết định số 115/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính

a) Hiệu lực thi hành: 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/02/2023. Đồng thời, bãi bỏ Quyết định số 1710/QĐ-BTC ngày 24/8/2022 của Bộ Tài chính về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, thay thế trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính.

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó thủ tục gia hạn nộp thuế có nội dung tại các văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định số 32/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022; Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính sẽ được sửa đổi. Các nội dung cụ thể của thủ tục được sửa đổi gồm: Trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; cơ quan thuế thực hiện thủ tục hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; phí, lệ phí; tên mẫu đơn, mẫu tờ khai; yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 115/QĐ-BTC

4. Quyết định số 430/QĐ-ĐHQGHN của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc ban hành Quy chế công tác sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

a) Hiệu lực thi hành: Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/02/2023

b) Nội dung cơ bản:

1. Quy chế này quy định những vấn đề chung nhất về công tác học sinh, sinh viên nội trú trong hệ thống Ký túc xá (KTX) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trực thuộc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và một số đơn vị được Giám đốc ĐHQGHN giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý các KTX.

2. Theo đó, Quy chế đưa ra các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của sinh viên nội trú như sau:

Sinh viên nội trú được hưởng các quyền như đảm bảo an ninh, an toàn; an ninh sức khỏe; tham gia các hoạt động hỗ trợ đời sống, học tập; tham gia các Câu lạc bộ; tạo điều kiện, ưu tiên tuyển chọn làm việc bán thời gian trong các loại hình dịch vụ phù hợp do các đơn vị trong ĐHQGHN quản lý;...

Bên cạnh đó, sinh viên nội trú cũng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy chế, quy định của ĐHQGHN, Bạn quản lý KTX, đơn vụ quản lý đào tạo; giữ gìn an ninh, trật tự, cảnh quan, vệ sinh môi trường; tiết kiệm điện, nước, giữ gìn bảo vệ tài sản chung trong KTX; nộp lệ phí đầy đủ; tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ;...

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 430/QĐ-ĐHQGHN

5. Quyết định số 542/QĐ-ĐHQGHN của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc ban hành Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của Đại học Quốc gia Hà Nội.

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/02/2023

b) Nội dung cơ bản:

1. Hướng dẫn này cung cấp mô tả, hướng dẫn về thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ĐHQGHN, bao gồm: (i) Phương án kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng ; (ii) Quản lý an toàn thông tin mạng; (iii) Ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin mạng.

2. Căn cứ điều Điều 22. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị:

i). Căn cứ Hướng dẫn này và nhu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị, xây dựng hoặc rà soát sửa đổi phương án quản lý an toàn thông tin mạng đang áp dụng tại đơn vị cho phù hợp.

ii). Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ hằng năm về an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin đang vận hành, gửi kết quả về Văn phòng ĐHQGHN (qua Trung tâm Quản trị Đại học số) trước ngày 15/12 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo ĐHQGHN.

iii). Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hướng dẫn này tới từng cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị; nâng cao nhận thức cho các cá nhân về các nguy cơ mất an toàn thông tin.

iv). Cung cấp thông tin, phối hợp và tạo điều kiện cho Văn phòng ĐHQGHN(qua Trung tâm Quản trị Đại học số) triển khai công tác kiểm tra khắc phục sự cố xảy ra một cách kịp thời, nhanh chóng và đạt hiệu quả….

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 542/QĐ-ĐHQGHN



FullName Email
Address Security code MIRRAI
Content