Khoa Kinh tế Chính trị (Mới)
 Search

Kinh tế Chính trị có phải là ngành học khô khan và nhiều “triết lý” không?

Nhiều cao học viên còn do dự và băn khoăn khi chọn ngành Kinh tế Chính trị vì cho rằng ngành học này có vẻ khô khan, cứng nhắc. Không đâu. Những người đã từng theo học ngành học này sẽ có những trải nghiệm và suy nghĩ thú vị.

Việt Nam đã có lớp lớp sinh viên ngành Kinh tế Chính trị tốt nghiệp và đang nắm giữ những trọng trách từ cấp trung ương đến địa phương, từ các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy đến các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế vì họ được trang bị những kiến thức cơ bản, tổng hợp và hệ thống về kinh tế chính trị hiện đại, các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo về những vấn đề kinh tế cơ bản. Trên cơ sở đó, người học có thể tự nghiên cứu, tự học hỏi và làm chủ kiến thức và kỹ năng để giải quyết những vấn đề kinh tế chuyên sâu hơn. Đó là lý do họ đạt được thành công trong tổ chức và công việc của mình.

Cũng rất dễ dàng tìm thấy các cựu học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Kinh tế Chính trị làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: Ban tuyên giáo các tỉnh, Phòng tuyên giáo các huyện, y ban nhân dân tỉnh, y ban nhân dân huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn, hội nghề nghiệp... hay phụ trách ở trang kinh tế của một số tờ báo.

 
Lễ trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ ngành Kinh tế Chính trị và các ngành khác tại Trường Đại học Kinh tế,

Đại học Quốc gia Hà Nội - Cơ sở đào tạo hàng đầu ngành Kinh tế Chính trị

Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế có mục đích là tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã hội. Kinh tế chính trị giúp người học hiểu rõ được các nhân tố kinh tế và chính trị toàn cầu đã ảnh hưởng tới đời sống và tương lai của chúng ta như thế nào. Kinh tế Chính trị hiện đại còn trang bị cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên kiến thức kinh tế chính trị của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh… đảm bảo đáp ứng những yêu cầu chuyên môn trong hội nhập quốc tế và khu vực.

Kinh tế Chính trị bậc sau đại học còn giúp người học rèn luyện các phẩm chất như: Tư duy độc lập, sáng tạo; Có ý thức phục vụ cộng đồng; Tinh tế và nhạy bén về chính trị; Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề; Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi; Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục; Làm việc độc lập và có khả năng thích ứng cao với công việc trong các hoàn cảnh khác nhau. Đó cũng là lý do mà những người đã từng theo học ngành học này như tác giả bài viết rất tự hào khi được trải qua những giai đoạn học tập ngành Kinh tế Chính trị.



Hương Lan

FullName Email
Address Security code ZMLUOH
Content