Khoa Kinh tế Phát triển (VN)
 Search

Thống kê hội thảo, tọa đàm đã tổ chức

Danh mục hội thảo, tọa đàm đã tổ chức từ năm 2015 đến 31/12/2019

STT Tên Hội thảo Phân loại Thời gian tổ chức Nội dung
Tên kỷ yếu
(nếu có)
Ghi chú
1 Phát triển các hướng nghiên cứu tại
Khoa Kinh tế Phát triển
Tọa đàm 31/07/2015 Tìm hiểu một số định hướng nghiên cứu tại Việt Nam
Thực trạng các hướng nghiên cứu/ nhóm nghiên cứu tại Khoa Kinh tế phát triển; định hướng nghiên cứu thời gian tới
   
2 Xây dựng chiến lược hoạt động Khoa Kinh tế phát triển
Giai đoạn 2016- 2020
Tọa đàm 27/07/2015 Tổng quan tình hình hoạt động của Khoa trong thời gian qua
Xây dựng chiến lược hoạt động trong thời gian tới
   
3 Xây dựng cộng đồng chung ASEAN và các thách thức về an ninh Tọa đàm 29/07/2015 (1) Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Á hiện nay; (2) Tăng cường hợp tác khu vực yêu cầu cấp thiết đối với các nước Đông Á trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống; (3) Những thách thức đối với cộng đồng Đông Á trên con đường xây dựng cơ chế hợp tác toàn khu vực về các vấn đề an ninh phi truyền thống; (4) Một số gợi ý nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác Đông Á trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.   Ravichandran Moorthy & Tiến sĩ Guido Benny- Trường Đại học Quốc gia Malaysia
4 Hoàn thiện nội dung và đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học thuộc bộ môn Chính sách công Tọa đàm 17/09/2015 Giới thiệu nội dung và tham khảo ý kiến đóng góp về giáo trình Kinh tế công cộng 2015.
Trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy các môn thuộc bộ môn Chính sách công.
Tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các giảng viên trong/ngoài trường.
   
5 Cách tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu và trong thực hành Kinh tế phát triển
Tọa đàm 10/9/2015 Giới thiệu và trao đổi các phương pháp tiếp cận liên ngành: Kinh tế học với lĩnh vực nghiên cứu phát triển khác, cũng như việc sử dụng các công cụ phân tích/Thực hành cụ thể trong các lĩnh vực Khoa học liên ngành nghiên cứu về phát triển.
- Giới thiệu cuốn sách “Understanding Development Economics” chủ biên bởi GS Adam Fforde – Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Kinh tế - Đại học Victoria Úc (VISES)
- Chia sẻ Kinh nghiệm và Tìm kiếm cơ hội hợp tác với diễn giả và VISES
   
6 Chính sách kinh tế vĩ mô tại Mỹ và Châu Âu.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tọa đàm 8/5/2015 Tìm hiểu các chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ và EU trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Hiệp định đối tác chiến lược xuyên thái bình dương TPP;
Chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
   
7 Đổi mới sáng tạo trong dịch vụ công và chi tiêu công: Kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh Việt Nam Quốc tế 12/11/2015 chia sẻ các kết quả nghiên cứu và trao đổi học thuật liên quan xu hướng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dịch vụ công của các nước trên thế giới và Việt Nam Đổi mới sáng tạo trong dịch vụ công và chi tiêu công: Kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh Việt Nam  
8 Security dimensions of ASEAN Community Tọa đàm 29/07/2015 cung cấp các kiến thức trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống.   Thỉnh giảng
9 Phân tích nhu cầu, khả năng cạnh tranh và quản trị chuỗi toàn cầu cho ngành cá tra Việt Nam Tọa đàm 29/04/2016 cung cấp các kiến thức về kinh tế học hành vi, đặc biệt là mô hình lựa chọn (choice models); chia sẻ nghiên cứu ứng dụng về kinh tế học hành vi trong ngành thủy sản   Thỉnh giảng
10 Toàn cầu hóa và tác động đối với kinh tế Việt Nam Tọa đàm 11/11/2016 cung cấp các vấn đề toàn cầu hoá và ý nghĩa của vấn đề toàn cầu hoá đối với nền kinh tế Việt Nam (Gs. Gary Lit, Trường Đại học Quốc Gia Singapore)   Thỉnh giảng
11 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu Tọa đàm 14/4/2016      
12 Công bố bài báo khoa học quốc tế: Hướng dẫn chuẩn bị bản thảo Tọa đàm 27/5/2016 Chia sẻ kinh nghiệm viết báo quốc tế từ GS. Luc Hens    
13 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 Tọa đàm 10/11/2016 thảo luận, chia sẻ và phát triển nhận thức về các hướng nghiên cứu, giáo dục và đào tạo gắn với lĩnh vực kinh tế biển và phát triển bền vững    
14 tầm quan trọng của quản lý nguồn lợi trong quản lý nghề cá bền vừng dựa vào cộng đồng Tọa đàm 25/4/2017 cung cấp các vấn đề tầm quan trọng của quản lý nguồn lợi đối với nghề cá bền vững. Đồng thời trao đổi những kinh nghiệm của Nhật Bản đối với vấn đề này (GS. WATANABE HIDENAO – ông từng làm việc và giữ nhiều chức vụ tại Cơ quan Thuỷ sản, Bộ Nông lâm ngư nghiệp (MAFF) và Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC)   Thỉnh giảng
15 Phát triển bền vững kinh tế biển: Từ chiến luợc chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay Quốc tế 30/11/2017 Nhìn lại những chuyển biến về các chính sách, chiến lược, quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế biển mà nước ta đã đạt được trải qua 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Hội thảo cũng là nơi để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cùng chia sẻ về tầm nhìn, những khó khăn, thách thức, cơ hội trong phát triển bền vững kinh tế biển nước ta trong các lĩnh vực cụ thể Phát triển bền vững kinh tế biển: Từ chiến luợc chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay  
16 Cách mạng công nghiệp 4.0 Tọa đàm 12/1/2018 cung cấp những nội dung chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Giáo sư Shuo-Yan Chou - khoa Quản lý công nghiệp, trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Quốc Gia Đài Loan   Thỉnh giảng
17 Thỉnh giảng với GS. Waibei Tọa đàm 9/3/2018 cung cấp: (1) thông tin về dự án điều tra Panel kinh tế xã hội Việt Nam do Quỹ Khoa học Quốc gia Đức tài trợ; (2) các kiến thức liên quan đến điều tra thực địa, xử lý số liệu, phân tích định lượng.   Giáo sư Hermann Waibel từ Đại học Hannover ( Đức)
18 Ứng dụng phần mềm R trong phân tích kinh tế Tọa đàm 23/03/2018 giới thiệu tổng quan về phần mềm R và tầm quan trọng cũng như sự phổ biến của phần mềm này trong phân tích thống kê   Giáo sư Moumita Chatterjee (từ Trường Đại học Aliah University);
19 Cách mạng công nghiệp 4.0 và các vấn đề về giới: Nghiên cứu trường hợp Ấn Độ Tọa đàm 17/10/2018 cung cấp kiến thức về cách mạng công nghiệp 4.0 và các vấn đề về giới   Thỉnh giảng. TS. Seema Singh; Trường Đại học Đại học Dehi Ấn
20 Giới và Quản lý tài nguyên môi trường. Tích hợp trong nghiên cứu và giảng dạy Tọa đàm 21/09/2018 cung cấp các nội dung thực sự trong việc tích hợp vấn đề về giới vào trong nghiên cứu và giảng dạy    
21 Kinh tế học đô thị: Từ lý thuyết đến thực tiễn Tọa đàm 13/11/2018 Giới thiệu cách tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu về đô thị, trong đó đề cập đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị đương đại   Trong khuôn khổ hợp tác giữa Nhà Trường với Trường Đại học Cracow Ba Lan
22 Credit risk management in banking industry Tọa đàm 21/02/2019 (1) cung cấp các kiến thức về quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; (2) chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại Anh và liên hệ với Việt Nam.   TS. Đoàn Trần Phương
23 Kinh tế, quy hoạch và phát triển Tọa đàm 15/03/2019 chia sẻ kết quả nghiên cứu dựa trên khung sinh kế bền vững, lý thuyết đa dạng hóa sinh kế kết hợp với các dữ liệu định tính; Bản chất kinh tế học của thực trạng thu hẹp rừng ngập mặn ở Việt Nam và các bất cập của các biện pháp quản lý nhà nước cũng như sự tham gia bảo vệ của cộng đồng dân cư; Một số gợi ý về nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn của Luật Quy hoạch trong giai đoạn hiện nay   TS. June Po, trường Đại học Laval, Canada
24 Chính sách và kinh nghiệm phát triển nông thôn mới Tọa đàm 22/04/2019 Các chính sách hiện có để bảo đảm mục tiêu xóa nghèo sẽ được hoàn thành đến năm 2020 tại Trung Quốc,Với các chính sách xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đó là yếu tố quyết định làm thay đổi lớn năng lực cạnh tranh quốc tế của nhiều mặt hàng nông sản, đồng thời là yếu tố quan trọng tác động làm thay đổi diện mạo nông thôn Trung Quốc. Các chương trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam;   TS. YanYin, đến từ trường Đại học nông nghiệp Nam Kinh.
25 Quản lý tài nguyên biển và định hướng các bon xanh tương lai Tọa đàm 23/09/2019 Luật pháp và chính sách về tài nguyên và môi trường Biển ; Hướng đến tương lai chính sách về Carbon xanh; Làm thế nào để hoạt động nghiên cứu và giảng dạy bắt kịp với xu hướng hiện nay? Nghiên cứu trường hợp về Chi trả dịch vụ môi trường rừng    
26 Quản lý và phát triển tại vùng kinh tế xuyên biên giới Tọa đàm 12/7/2019 Chi phí thực tế của chuyển đổi sử dụng đất vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Trung Quốc: tiếp cận sử dụng đất - cảnh quan và sinh kế; Kinh tế học của khu vực công: lý thuyết và áp dụng thực tiễn; Liên kết trong phát triển kinh tế vùng biên: bằng chứng tại tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia    
27 Phân loại đối tượng và đo lường tác động của chính sách Tọa đàm 12/10/2019 Chia sẻ các phương pháp phân loại đối tượng và đo lường tác động của chính sách    
28 Cách mạng công nghiệp 4.0 và quản lý phát triển của mạng lưới các danh hiệu UNESCO tại Việt Nam Tọa đàm 10/12/2019 Hình thành chính sách từ các cơ quan quản lý văn hóa nhằm tạo động lực để cho việc khai thác du lịch được hiệu quả và bền vững, đặc biệt là bảo tồn di tích và bảo vệ môi trường. Kiến nghị các giải pháp về các sản phẩm du lịch tiềm ẩn cũng như kết nối mạng giá trị lại với nhau    
29 Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Kinh tế, phát triển và bền vững: Biến đổi toàn cầu và phát triển bền vững đối với những nền kinh tế mới nổi ở Châu Á ( EDESUS); Quốc tế 15/11/2019 Tập trung vào 3 chủ đề chính:
(1) Kinh tế và kinh doanh: đề cập đến các lý thuyết về kinh tế, chính sách về kinh tế vĩ mô, các vấn đề về năng suất chất lượng, chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế ngành và doanh nghiệp, kinh tế và kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kinh tế tri thức, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
(2) Phát triển và bền vững: đề cập đến các chính sách phát triển, khoa học bền vững, chính sách và luật pháp phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thách thức đối với sự phát triển bền vững, các tiếp cận tích hợp cho phát triển bền vững, trắc lượng tính bền vững, các công cụ cho phát triển bền vững, giáo dục vì sự phát triển bền vững, du lịch bền vững.
(3) Tài nguyên và biến đổi toàn cầu: tập trung nghiên cứu các vấn đề về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, văn hóa và di sản, thị trường đất đai và bất động sản, biến đổi xã hội, toàn cầu hóa, đô thị hóa, ô nhiễm và xung đột môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu, các vấn đề an ninh phi truyền thống, khu vực học, viễn thám - GIS và quy hoạch không gian.
1st International Conference on Economics, Development and Sustainability, EDESUS 2019 ( Sắp xuất bản) Chưa quyết toán

Văn phòng khoa KTPT

FullName Email
Address Security code ZHYDTS
Content