Trang Đào tạo sau đại học
 Search

Thông tin Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vũ Văn Hoản

Tên đề tài luận án: Trách nhiệm xã hội của Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam: Nghiên cứu điển hình Tập đoàn Dệt may Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Văn Hoản 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 29/11/1981 4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3165/QĐ-ĐHKT ngày 02/11/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đào tạo tiến sĩ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 2522/QĐ-ĐHKT ngày 15/9/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ;

Quyết định số 4113/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo.

7. Tên đề tài luận án: Trách nhiệm xã hội của Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam: Nghiên cứu điển hình Tập đoàn Dệt may Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Văn Hải; TS Đào Văn Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Đóng góp của luận án về lý luận

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSR trong DNNN và mối quan hệ giữa CSR với hành vi công dân tổ chức (OCB) và sự hài lòng của nhân viên nói riêng, đặt các vấn đề lý luận này vào một bối cảnh nghiên cứu mới. Trong quá trình tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy chưa có hướng nghiên cứu nào về CSR trong DNNN và tập trung vào mối liên hệ giữa CSR với hành vi công dân tổ chức và hài lòng của nhân viên trong tổ chức với hướng của luận án, nên cơ sở lý luận này được coi là một đóng góp mới về hướng nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam.

Hai là, xây dựng và kiểm chứng mô hình nghiên cứu từ sự tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan về mối quan hệ giữa CSR với hành vi công dân tổ chức (OCB) và sự hài lòng của nhân viên. Các thang đo trong nghiên cứu được tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung và kiểm định độ tin cậy trong điều kiện Việt Nam. Đây cũng là một điểm mới trong nghiên cứu của tác giả nhằm bổ sung, hoàn thiện hơn về mặt lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu về CSR và hành vi tổ chức.

11.2. Đóng góp của luận án về thực tiễn

Ngoài những đóng góp về mặt lý luận, luận án cũng có đóng góp về mặt thực tiễn được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, đã phân tích và làm rõ tổng quan chung về các DNNN ở Việt Nam và những vấn đề về CSR trong DNNN.

Hai là, xác định được thực trạng CSR đang được thực hiện như thế nào ở một trường hợp nghiên cứu điển hình là Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Phát hiện này từ luận án có ý nghĩa thực tiễn với chính các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam để họ có những giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR trong tương lai.

Ba là, kiểm chứng được mối liên hệ giữa CSR với hành vi công dân tổ chức và sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Nghiên cứu này cũng ung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa CSR và OCB. Điều này gợi mở những giải pháp cho các DN dệt may nói riêng và các DN Việt Nam nói chung trong việc có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy CSR.

Luận án bổ sung vào hệ thống các nghiên cứu về CSR trong khu vực DNNN hiện còn đang rất trống vắng tại Việt Nam và cung cấp thêm một tình huống nghiên cứu điển hình về CSR trong ngành dệt may. Các kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam và cho các doanh nghiệp khác trong ngành.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu tương lai về CSR trong DNNN có thể tập trung vào các hướng sau:

Thứ nhất, mở rộng mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung thêm các biến trong mô hình nghiên cứu để xem xét mộtcách toàn diện hơn các mối liên hệ giữa CSR với các biến số hành vi khác. Trong các nghiên cứu về hành vi tổ chức, các biến số như sự gắn bó của nhân viên (employee engagement), tỷ lệ bỏ việc (turnover rate) cũng có thể nên được xem xét để có bức tranh toàn diện hơn về ảnh hưởng của CSR đến hành vi của nhân viên. Ngoài ra, một số biến số điều tiết mối quan hệ giữa CSR và sự hài lòng của nhân viên có thể được xem xét đến như văn hóa doanh nghiệp (corporate culture), tinh thần doanh nghiệp (corporate entrepreneurship).

Thứ hai, mở rộng mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu có thể mở rộng ra DNNN trong các ngành và lĩnh vực khác để có thể phân tích một cách toàn diện hơn vấn đề CSR trong DNNN. Các nghiên cứu về CSR trong khối DNNN ở Việt Nam còn tương đối ít ỏi và chưa có tính toàn diện. Đặc biệt các nghiên cứu so sánh về CSR trong DNNN giữa các ngành, lĩnh vực khác nhau chưa được quan tâm nghiên cứu. Do vậy, việc mở rộng nghiên cứu so sánh sang các ngành khác nhau sẽ giúp bổ sung các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, góp phần đưa ra các giải pháp thúc đẩy CSR trong khu vực DNNN.

Thứ ba, mở rộng phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về CSR trong DNNN có thể phát triển sang các nhóm doanh nghiệp khác để so sánh với các khu vực doanh nghiệp khác trong nền kinh tế như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. CSR là một chủ đề nghiên cứu rộng, liên quan đến mọi ngành nghề, khu vực kinh tế khác nhau. Do vậy, các nghiên cứu so sánh sẽ có ý nghĩa, giúp tìm ra các yếu tố khác biệt hoặc tương đồng về việc thực hiện CSR giữa các nhóm DN khác nhau, từ đó gợi mở các giải pháp liên ngành, liên khu vực và có tính tổng thể cho toàn bộ nền kinh tế. Hướng nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy CSR trong toàn bộ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Vũ Văn Hoản, 2020. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu Tập đoàn Dệt may Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 556+557, trang 37-38,41.

2

Vũ Văn Hoản, 2019. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chíKinh tế châu Á - Thái Bình Dương. số 554, trang 68-70.

3

Vũ Văn Hoản, 2019. “Trách nhiệm xã hội của ngành Dệt may - Xu hướng phát triển bền vững”, Tạp chíCông Thương, số 21, trang 52-55.

>> Xem Thông tin luận án tại đây

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code ZNWXIF
Content