Trang Đào tạo sau đại học
 Search

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Đoàn Ngọc Quang

Tên luận án: Nghiên cứu những rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Ngọc Quang

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 13/10/1983

4. Nơi sinh: Quảng Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3417/QĐ-ĐHKT ngày 31/07/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: QĐ số 3702/QĐ-ĐHKT ngày 28/12/2018 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu những rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

9. Mã số: 9340101-01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hải

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã đặt ra các mục tiêu nghiên cứu là khám phá các rào cản thực thi chiến lược và đo lường mức độ ảnh hưởng của các rào cản này đến sự thành công chiến lược tại các DNNVV đặt trong bối cảnh ba ngành sản xuất tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Trong Luận án, tác giả đã làm rõ khung lý thuyết cơ sở cho đề tài nghiên cứu, cũng như tổng hợp và phát triển thang đo cho các khái niệm nghiên cứu chính. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng gồm 2 bước nghiên cứu sơ bộ (với mẫu là 50 quan sát) và nghiên cứu chính thức (với mẫu là 485 quan sát). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các rào cản chính ảnh hưởng đến quá trình thực thi chiến lược của doanh nghiệp lần lượt là: (1) Rào cản môi trường ngành, (2) Rào cản tương tác, (3) Rào cản hệ thống – quy trình, (4) Rào cản nguồn lực, (5) Rào cản từ môi trường vĩ mô.

Đồng thời, phương pháp nghiên cứu tình huống (case-study) cũng đã được áp dụng để tìm hiểu và phân tích sâu hơn các yếu tố rào cản mang tính đặc thù tại ba (03) doanh nghiệp điển hình trong ba ngành sản xuất được lựa chọn trong nghiên cứu này.

Với các phát hiện trong nghiên cứu này, Luận án có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, Luận án đã hệ thống hóa và sắp xếp lại các rào cản thực thi chiến lược theo các nhóm mới phù hợp với bối cảnh nghiên cứu mới là khu vực DNNVV tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng. Ngoài ra, tác giả cũng đã kiểm chứng và khẳng định các mối quan hệ ngược chiều của các biến rào cản thực thi đến sự thành công của chiến lược. Về mặt thực tiễn, Luận án cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan QLNN, cũng nhà quản trị ở các DNNVV để điều chỉnh và có những giải pháp hạn chế và vượt qua các rào cản trong thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã làm rõ một số hạn chế của nghiên cứu này và gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Thứ nhất, Luận án tổng hợp và bổ sung thang đo rào cản thực thi chiến lược, đồng thời kiểm chứng các thang đo này trong bối cảnh nghiên cứu mới là khu vực DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thứ hai, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường và đánh giá tác động của các yếu tố rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ đó, tìm ra điểm then chốt cần cải thiện để các doanh nghiệp có thể thực hiện thành công chiến lược của họ.

Thứ ba, Luận án cũng bước đầu tìm ra một số điểm đặc trưng trong rào cản thực thi chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn tỉnh Quảng Nam khác với các tỉnh khác.

Thứ tư, Luận án cũng đã xếp hạng các rào cản thực thi chiến lược theo các đặc điểm của doanh nghiệp thì tùy theo mỗi ngành, mỗi loại hình doanh nghiệp.

Thứ năm, Luận án nghiên cứu các tình huống doanh nghiệp điển hình để chỉ ra các rào cản có tính đặc thù trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thứ sáu, các giải pháp được đề xuất trong Luận án là những tư liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để vượt qua các rào cản và thực thi thành công chiến lược.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tác giả cho rằng các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện theo một số hướng như sau:

Một là, mở rộng đối tượng nghiên cứu sang nhiều ngành, lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp để phản ánh toàn diện hơn bức tranh thực trạng rào cản chiến lược trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Hai là, sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hoặc chọn mẫu xác suất để tăng tính đại diện của mẫu nghiên cứu.

Ba là, sử dụng các chỉ số tài chính hoặc định lượng để phản ánh hiệu quả thực thi chiến lược.

Bốn là, mở rộng nghiên cứu về rào cản chiến lược sang các khu vực địa lý khác để có các kết quả đối chiếu, so sánh với địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Năm là, mở rộng phạm vi nghiên cứu về nội dung bao gồm cả các rào cản trong hoạch định và kiểm soát chiến lược.

Sáu là, nghiên cứu tương lai có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê chuyên sâu hơn để khai thác triệt để dữ liệu khảo sát.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Đoàn Ngọc Quang (2018), “Ảnh hưởng của các rào cản đến sự thành công của chiến lược tại các DNNVV tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, ISSN 0866-7120, Số 27, tháng 09/2018, tr 58-61.

2

Đoàn Ngọc Quang (2018), “Rào cản trong thực thi chiến lược trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành xây dựng tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, ISSN 2588-1108, Tập 34, Số 4 (2018), tr 56-63 (Đồng tác giả).

3

Doan Ngoc Quang (2018), “Barriers to strategy execution of small and medium sized enterprises in Quang Nam province, Vietnam”, Proceedings paper in International conference on contemporary issues in Economics, Management and Business (1st). 29-30 November 2018, NEU, Hanoi (Co-Author).


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code LKHIYR
Content