Trang Đào tạo sau đại học
 Search

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Phạm Văn Kim

Tên luận án: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Văn Kim

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 03/12/1975

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3503/QĐ-ĐT ngày 25/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3414/QĐ-ĐHKT ngày 31/7/2015 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo.

7. Tên luận án: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị.

9. Mã số: 62 31 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

  • Hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Danh Tốn
  • Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Vũ Hồng Tiến

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT, trong đó đã làm rõ về lý luận vai trò đích thực của DNNVV đối với phát triển CNPT, các điều kiện thực hiện vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT.

- Về thực tiễn: Thông qua hệ thống tài liệu thứ cấp của các Bộ liên quan, ngành và số liệu điều tra, khảo sát, luận án phân tích đánh giá thực trạng đảm bảo vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp khả thi nhằm phát huy vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Luận án nghiên cứu vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam, nghiên cứu những hạn chế về thực hiện vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam trong thời gian. Qua đó luận án chỉ ra nguyên nhân của hạn chế về thực hiện vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam . Từ những nghiên cứu của luận án, cho thấy Nhà nước cần phải điều chỉnh và bổ sung nhiều chính sách cần thiết để phát huy vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu hiệu quả sự tác động của Nhà nước đến vai trò của DNNVV đối với phát triển CNPT ở Việt Nam.

Nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm cho các DN lớn (lắp ráp).

Nghiên cứu chuyên sâu về chính sách hỗ trợ vốn, nguồn nhân lực, công nghệ cho phát triển DNNVV đối với CNPT.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

(1) Phạm Văn Kim (2011), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 5 - 2011, trang 36 -39.

(2) Phạm Văn Kim (2013), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ và ưu thế trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 16 – 2013, trang 80-82.

(3) Phạm Văn Kim (2015), “Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển công nghiệp phụ trợ: Kinh nghiệm của Nhật Bản”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 26 - 2015, trang 54-58.

(4) Phạm Văn Kim (2016), “Cơ hội và thách thức của DNNVV khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 34, trang 121-126.

(5) Phạm Văn Kim (2010), Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN, mã số QN.09.20, “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam”.

(6) Phạm Văn Kim (2017), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam gia nhập ngành công nghiệp phụ trợ: Hiện trạng và một số hàm ý chính sách”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - TBD, số 496, trang 23 - 26.


UEB_net

FullName Email
Address Security code SBPDSE
Content