Trang Đào tạo sau đại học
 Search

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Ngô Thái Hà

Tên luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên tác giả: Ngô Thái Hà

- Tên luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam

- Ngành: Kinh tế chính trị

- Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

- Mã số: 62 31 01 01

- Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Người hướng dẫn:  PGS.TS Lê Xuân Đình

II. NỘI DUNG BẢN TRÍCH YẾU

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nhân tố tác động đến quá trình đó để bảo đảm chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam; Phân tích những biến đổi của cơ cấu kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay; từ đó, đưa ra những nhận định về các khuynh hướng vận động và đề xuất phương hướng và các chỉ tiêu đánh giá; những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế chính trị học.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Về phương pháp luận, luận án dựa trên quan điểm, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững; luận án cũng dựa trên quan điểm của Đảng đối với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sử dụng và kế thừa những công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới và trong nước để phân tích, luận giải những vấn đề có liên quan do thực tiễn đặt ra.

Về phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp, diễn giải, thực chứng, mô hình; trong đó, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để giải quyết các vấn đề trong Chương II; phương pháp mô hình I/O để giải quyết các vấn đề trong Chương III.

- Sử dụng phương pháp bản đồ để nghiên cứu, phân tích các mối quan hệ không gian.

3. Các kết quả chính và kết luận

- Làm rõ thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững;

- Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; trong thời gian từ năm 2000 đến nay;

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở nước ta.

Với hệ thống các luận điểm, phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam


UEB_Net

FullName Email
Address Security code SZUFLA
Content