Khoa Tài chính - Ngân hàng
 Search

Năm 2009, ĐHQG Hà Nội tuyển sinh ngành "kép"

Toàn cảnh buổi Tư vấn trực tuyến tuyển sinh vào ĐHQGHN năm 2009
Năm 2009, ĐHQG Hà Nội tuyển sinh ngành kép - một chương trình đào tạo liên thông giữa hai trường đại học thành viên: Đại học Kinh tế và Đại học Ngoại ngữ. Đây là một trong những nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của các thí sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh ĐH năm 2009 của ĐHQG Hà Nội chiều 14/3.

Ngành kép là chương trình đào tạo áp dụng đối với những thí sinh trúng tuyển vào Đại học Kinh tế và Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) sau kỳ thi ĐH năm 2009.
Trường Đại học Kinh tế có ngành Tài chính - Ngân hàng, trong đó có chuyên ngành TCNH - Tiếng Anh (tiếng Anh do trường Đại học Ngoại ngữ đảm nhận). Kết thúc 4 năm học, sinh viên có bằng đại học ngành Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng - tiếng Anh. Bằng này do Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế ký.
Trường Đại học Ngoại ngữ có ngành tiếng Anh, trong đó có 3 chuyên ngành tiếng Anh Tài chính Ngân hàng, tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, tiếng Anh Kinh tế Đối ngoại. Sinh viên ra trường có bằng cử nhân tiếng Anh và một trong những chuyên ngành là tiếng Anh - Tài chính Ngân hàng, Tiếng Anh - Quản trị Kinh doanh, tiếng Anh - Kinh tế Đối ngoại (các chuyên ngành này do Trường Đại học Kinh tế đảm nhận). Các bằng này Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ ký.
Như vậy, sau 4 năm học, người học vừa có kiến thức kinh tế, vừa có vốn tiếng Anh (đối với sinh viên ngành kinh tế của Trường Đại học Kinh tế); hoặc vừa có chuyên môn ngoại ngữ nhưng biết được kiến thức cơ bản, nghiệp vụ về kinh tế (đối với sinh viên các ngành ngoại ngữ của Đại học Ngoại ngữ).
Mỗi sinh viên sẽ học song song chương trình của cả 2 trường.
Khối thi đầu vào cho chương trình liên thông này vẫn như đầu vào các ngành khác ở hai trường.
Theo ông Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) thì: “Hiện nay học phí của chương trình học này chưa có gì khác biệt với học phí của chương trình bình thường. Tuy nhiên, trong tương lai học phí có thể cao hơn các chương trình bình thường một chút vì chương trình này được thiết kế và giảng dạy theo chuẩn chất lượng cao (giảng dạy một số môn bằng tiếng Anh và có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài)”.
Năm 2009: Tăng quy mô đào tạo bằng kép
Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Năm 2009 sẽ tăng quy mô chương trình đào tạo bằng kép”.
Chương trình đào tạo bằng kép cho phép học viên sau 5-6 năm có được 2 bằng ĐH chính quy ở 2 chuyên ngành độc lập của 2 trường: Đại học Kinh tế và Đại học Ngoại ngữ.
Học hết năm thứ nhất, nếu sinh viên Trường Đại học Kinh tế đạt điểm trung bình chung tích luỹ 2.0 trở lên sẽ được đăng ký học một chuyên ngành khác (ví dụ như tiếng Anh phiên dịch) ở Đại học Ngoại ngữ. Tương tự, với điều kiện như vậy, sinh viên Đại học Ngoại ngữ có thể đăng ký học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế Đối ngoại ở Đại học Kinh tế.
Hai trường này công nhận tín chỉ của nhau, vì vậy sinh viên sẽ không phải học lại những môn cơ bản mà tập trung ngay vào học chuyên môn.
Học phí của chương trình này chỉ nhích hơn một chút so với chương trình bình thường, tuỳ thuộc vào trường hợp học bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Học phí thu theo tín chỉ, dao động từ khoảng trên 200.000 đến 300.000 đồng/tín chỉ.
Nếu học chương trình này, đương nhiên sinh viên sẽ vất vả hơn, vì có được 2 bằng trong cùng một khoảng thời gian. Giảng viên cũng được đòi hỏi ở trình độ cao hơn, vì ngoài vốn Ngoại ngữ phải biết về kinh tế để giảng dạy”, ông Nhạ nói.

PGS.TS Phùng
Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (thứ ba từ trái
sang) cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN tại buổi tư vấn trực
tuyến.
PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (thứ ba từ trái sang) cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN tại buổi tư vấn trực tuyến.

_______________________

Các bài liên quan:
>> Tư vấn trực tuyến tuyển sinh vào ĐHQGHN năm 2009
>> Học một ngành nhưng lấy hai bằng
>> Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tuyển sinh năm 2009


Theo Cẩm Quyên (vietnamnet.vn)

FullName Email
Address Security code HEPGKD
Content