Khoa Tài chính - Ngân hàng
 Search

Chuỗi hội thảo quốc tế (CIECI) từ năm 2013 đến nay

Hội thảo quốc tế "Tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam"

Hội thảo quốc tế (CIECI 1) “Tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Hội thảo đã được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2013. Hội thảo tập trung vào các kinh nghiệm trên thế giới về hội nhập kinh tế, kinh nghiệm tham gia AEC của các nước ASEAN, một số bài học kinh nghiệm cho việc Việt Nam tham gia AEC. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu trong nước và quốc tế, được giới truyền thông và học thuật đánh giá cao, góp phần nâng cao nhận thức về AEC trong xã hội.
 

Hội thảo quốc tế (CIECI 2) “Bối cảnh quốc tế mới và tác động đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN”

Hội thảo được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp tổ chức cùng trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP HCM. Hội thảo đánh giá các tác động của bối cảnh quốc tế mới đối với AEC như các vấn đề hội nhập Đông Á, các vấn đề của EU, chiến lược của Trung Quốc và tác động tới AEC… Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm lớn của xã hội, thúc đẩy mạng lưới nghiên cứu giữa các trường Đại học khối kinh tế.
 

Hội thảo quốc tế “Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam” phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2014. Hội thảo được coi là tiên phong trong chuỗi các sự kiện chuẩn bị cho việc hình thành AEC vào cuối năm 2015. Hội thảo đã tập trung chủ yếu vào việc tham gia AEC của Việt Nam, trong đó đánh giá sự sẵn sàng của Việt Nam từ các cơ quan Chính phủ, địa phương tới các doanh nghiệp. Hội thảo được đánh giá có tác động lan toả và hiệu ứng tích cực trong nước và quốc tế, và như một sự khởi đầu cho chiến dịch truyền thông về AEC. Sau hội thảo này, một loạt các sự kiện chuẩn bị cho AEC đã được các cơ quan Chính phủ tiến hành.

 

Hội thảo quốc tế (CIECI 3):  Hợp tác và Hội nhập Kinh tế quốc tế 2015 (CIECI 2015): “Hội nhập kinh tế Đông Á và hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam

 

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐHKT phát biểu khai mạc hội thảo

 

Tại hội thảo, thông qua tham luận của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, đại diện cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, hội thảo đã cung cấp một diễn đàn cho các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như doanh nghiệp Việt Nam thảo luận về quá trình hội nhập Đông Á; phân tích những cơ hội và thách thức của hội nhập đối với các doanh nghiệp Việt Nam và đề ra những gợi ý chính sách đối với chính phủ và doanh nghiệp để Việt Nam hội nhập vào khu vực một cách hiệu quả.


Hội thảo quốc tế tổ chức năm 2016 (CIECI 4): Phát triển thương mại biên giới: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

 

PGS.TS Hà Văn Hội trình bày về đề tài nghiên cứu phục vụ phát triển Tây Bắc mà Trường Đại học Kinh tế đang thực hiện 

Các tham luận tập trung vào một số vấn đề như: Chính sách quản lý thương mại biên giới của các quốc gia; Đặc thù của hoạt động thương mại biên giới, bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; Các lĩnh vực được ưu tiên để phát triển thương mại biên giới… Từ đó, các học giả đã đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình phát triển và quản lý hiệu quả hoạt động này, mà cụ thể là cho vùng Tây Bắc.

Hội thảo quốc tế tổ chức 2017 (CIECI 5): “Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, quản lý và phát triển khu Kinh tế xuyên biên giới”

 
 
 

Hội thảo đã nhận được sự đóng góp ý kiến sôi nổi và tâm huyết của các học giả tham dự về các bài tham luận. Các chuyên gia và nhà nghiên cứu cho rằng đây là một đề tài mở, có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để trả lời cho câu hỏi Việt Nam có nên xây dựng các Khu kinh tế qua biên giới hay không, nếu có Việt Nam nên xây dựng theo hình thức nào, cơ chế quản lý ra sao, xây dựng theo lộ trình nào… Đây là một vấn đề còn nhiều tranh cãi nên Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ, bình luận và bổ sung của các chuyên gia về sự cần thiết của việc xây dựng CBEZ (phải xem xét toàn diện từ các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường), một số mô hình hiện có và mô hình đề xuất, lợi ích của các bên khi tham gia và Khu, nội hàm của các khu kinh tế biên giới/ đặc khu kinh tế biên giới/ khu hợp tác kinh tế biên giới, cơ chế chính sách quản lý phù hợp với các khu…

Hội thảo quốc tế tổ chức năm 2018 (CIECI 6): “Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư tại các khu kinh tế qua biên giới”

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu phát biểu tại hội thảo

Hội thảo đã nhận được sự đóng góp ý kiến sôi nổi và tâm huyết của các học giả tham dự về các bài tham luận. Các ý kiến thảo luận tập trung vào tác động cũng chính sách để thúc đẩy thương mại chính thức, các điều kiện chung và cụ thể để hình thành khu kinh tế qua biên giới, đặt biệt là sự đồng thuận chính sách giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng (Trung Quốc, Lào và Campuchia); dự báo về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước này; các gợi ý để phát triển các khía cạnh khác nhau của CBEZs (hợp tác dịch vụ logistics giữa hai nước láng giềng; kết nối hạ tầng giao thông, thương mại, đầu tư, cơ chế chính sách) … Các học giả cũng đưa ra một số gợi ý về nội dung mà nhóm đề tài cần tập trung phân tích để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, từ đó có thể đưa ra đề xuất khả thi về mô hình và lộ trình CBEZs phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Hội thảo đã thành công tốt đẹp và tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học và các chuyên gia chia sẻ ý kiến. Nhóm nghiên cứu cũng thu thập được nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện Đề tài KX.01.09/16-20, có thể đáp ứng yêu cầu đặt hàng của Chương trình KX.01/16-20, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng biên giới và cả nước


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code WZIGFC
Content