Khoa Tài chính - Ngân hàng
 Search

Lãnh đạo Trường ĐHKT đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp Hà Nam

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo
Ngày 17/4/2015, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và TS. Trần Quang Tuyến - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị đã tham dự hội thảo: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - đột phá phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ thực tiễn Hà Nam”, tại Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Buổi hội thảo được chủ trì bởi Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hà Nam. Tại đây, hội thảo đã nhận được 106 bài viết trên khắp cả nước với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạch định chính sách từ trung ương tới địa phương. Nội dung chính của buổi hội thảo xoay quanh các vấn đề liên quan tới nhận thức, lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng như hoạt động thực về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn ở tỉnh Hà Nam.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn và TS. Trần Quang Tuyến tham dự hội thảo với bài viết: “Phát triển công nghiệp nông thôn ở Đài Loan và Hàn Quốc: Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam”. Trong đó, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn thuyết trình nội dung chính của bài viết liên quan tới chính sách phát triển công nghiệp nông thôn của hai nền kinh tế nêu trên và từ đó rút ra bốn nhóm bài học chính sách hữu ích cho Việt Nam.

Trước hết, kinh nghiệm tốt từ Đài Loan và Hàn Quốc trong việc phát triển công nghiệp nông thôn và phân bổ và tái phân bổ không gian kinh tế qua việc di chuyển các xí nghiệp nhà máy về địa bàn nông thôn. Đồng thời với quá trình này thì chính phủ cũng thành lập mới các cụm nông nghiệp nông thôn, từ đó giúp cho khu vực nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, giảm thiểu sức ép di dân đô thị và nâng cao mức sống dân cư nông thôn.

Thứ hai, khai thác tốt lợi thế nguồn nhân lực nông thôn trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. Từ thực tế Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy rằng các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã khai thác tốt nguồn nhân lực dư thừa từ nông thôn để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu thâm dụng lao động trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Thực tế cho thấy các nước thực hiện tốt chiến lược này đều đạt được một mục tiêu chung rất thành công là tạo việc làm cho lao động nông thôn, bất bình đẳng được cài thiện và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn.

Thứ ba, đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn là một chìa khóa thành công cho chiến lược công nghiệp hóa gắn với tạo nhiều việc làm và đảm bảo cho mục tiêu: “Ly nông bất ly hương”. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố quan trọng thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại nông thôn, di chuyển về nông thôn và hơn nữa cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ, trang trại gia đình nâng cao được hiệu suất kinh doanh và do đó lao động nông thôn có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Thứ tư, có các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ỏ nông thôn. Đây là kinh nghiệm tốt có thể học hỏi từ Đài Loan. Doanh nghiệp quy mô nhỏ có rất nhiều ưu thế trong hoạt động ở các vùng nông thôn. Chính nhờ các doanh nghiệp này mà kinh tế nông thôn ỏ Đài Loan phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động được thay đổi tích cực với hàng tiệu lao động làm việc tại các doanh nghiệp này.




Toàn cảnh hội thảo


Những ý kiến đóng góp của các đại biểu nói chung và Trường ĐHKT nói riêng tại hội thảo sẽ góp phần thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, đồng thời, góp phần nâng cao năng lực thực tiễn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Nam.

Việc tham dự hội thảo cũng sẽ góp phần mở rộng hơn nữa các hoạt động trao đổi, hợp tác giữa Trường ĐHKT - ĐHQGHN với các địa phương nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.

_______________

Xem thêm tin tức về hội thảo:

Tuyến Trần

FullName Email
Address Security code PCYFZU
Content